Dưới đây là đáp án trắc nghiệm "Quỷ vương là ai, vua Lợn là ai?".

Quỷ vương là ai, vua Lợn là ai?

Quỷ vương là ai, vua Lợn là ai?

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bên cạnh những vị vua minh quân, có nhiều đóng góp cho dân tộc, cũng xuất hiện không ít ông vua nổi tiếng tàn ác.

Câu 1. Vua nào nổi tiếng tàn bạo, ban đêm cho người lẻn vào cung giết anh trai để đoạt ngôi?

A. Lê Long Đĩnh 

B. Lê Long Việt

C. Lê Tương Dực

D. Lê Chiêu Thống

Đáp án đúng là A: Vua Lê Long Đĩnh

Lê Long Đĩnh (986-1009), là vị vua cuối cùng của nhà tiền Lê, tương truyền vì thói ăn chơi vô độ nên bị liệt phải nằm thiết triều nên còn được gọi là Lê Ngọa Triều. Theo sử sách ghi lại, Lê Long Đĩnh thường được nhắc đến với tật xấu của một kẻ dâm đãng, tàn bạo và độc ác.

Sau khi vua Lê Đại Hành qua đời, các con đem quân đánh nhau suốt 8 tháng liền để tranh dành ngôi báu. Cuối cùng Lê Long Việt giành được ngôi vua (Lê Trung Tông), nhưng chỉ ở ngôi được 3 ngày thì bị Lê Long Đĩnh ngầm giết chết, cướp mất ngôi báu.

Trong 6 năm cầm quyền, bên cạnh những thành tưụ về kinh tế - xã hội, Lê Long Đĩnh cũng nổi tiếng là ông vua tàn bạo. Bàn về việc này, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Ngọa Triều giết anh, tự lập làm vua; bạo ngược với dân chúng để thỏa lòng hung ác, đến nỗi mất nước mất ngôi.

Câu 2. Vua nào được cho là người đã phá nát cơ đồ nhà Lý?

A. Lý Thần Tông

B. Lý Cao Tông

C. Lý Huệ Tông

D. Lý Chiêu Hoàng

Đáp án đúng là B. Lý Cao Tông

Ông tên thật là Lý Long Trát hay Lý Long Cán, là con trai thứ sáu của Lý Anh Tông, khi mới lên 3 tuổi đã được đưa lên ngôi. Khi còn nhỏ, Cao Tông là người ngoan lành, song khi lớn lên bắt đầu trực tiếp cầm quyền trị nước lại sinh ra ham mê săn bắn, chính sự pháp luật không rõ ràng, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ xây dựng phục dịch nên trộm cướp nổi lên khắp nơi.

Do chính sự rối ren, lòng dân oán hận, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và ly khai của các hào trưởng địa phương nổ ra. Bàn về thói ăn chơi của vua, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng “Vua chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy”. 

Còn sách Việt sử tiêu tán của Ngô Thì Sĩ nhận xét “Vua Cao Tông... oai quyền ở tay mình, người phò tá cũng không thiếu, thế mà nghe tên tặc thần Phạm Du tố cáo bậy, giết oan Bỉnh Di, mà phải chạy trốn, lặn lội nơi sông nước... Cao Tông cũng nhờ họ nhà thuyền chài phù trì cho mới về được kinh đô, người ta thấy rằng văn võ bách quan của nhà Lý không còn ai và không có quân lính phòng bị”.

Câu 3. Vua nào của nhà Trần nổi tiếng ăn chơi trác táng, làm đất nước suy kiệt?

A. Trần Anh Tông

B. Trần Dụ Tông

C. Trần Nghệ Tông

D. Trần Phế Đế

Đáp án đúng là C: Vua Trần Dụ Tông

Trần Dụ Tông tên thật là Trần Hạo. Ngày 21 tháng 8 năm 1341, Trần Hạo được lên ngôi hoàng đế. Tương truyền hồi nhỏ, có thầy bói phán rằng ông số đoản thọ nên Trần Dụ Tông ra sức ăn chơi trác tác ngay khi còn rất trẻ.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vì thói ăn chơi vô độ, có lần nhà vua đi chơi đêm về muộn bị cướp mất cả ấn và gươm báu. Vì mê đánh bạ, Dụ Tông từng lập sòng bạc ở trong cung để thỏa niềm vui, dù luật pháp thời Trần cấm triệt việc đánh bạc. Vua còn đào hồ lớn trong hoàng cung, chở nước biển về đổ vào để nuôi cá, xây nhiều đồi núi trên hồ, tiền bạc tốn vô kể. 

Chính thói ăn chơi xa xỉ của nhà vua đã khiến cho cơ đồ nhà Trần suy yếu từ đấy. Năm Kỷ Dậu 1369, Dụ Tông qua đời, vì không có con nên ông đã truyền ngôi lại cho Dương Nhật Lễ, vốn là con riêng của một kép hát Dương Thị đã được ông lấy làm thiếp trước đó.

Câu 4. Vua nổi tiếng tàn bạo từng bị gọi là Quỷ vương?

A. Lê Long Đĩnh

B. Trần Dụ Tông

C. Lê Uy Mục

D. Lê Tương Dực

Đáp án đúng là C. Vua Lê Uy Mục

Lê Uy Mục (1488-1509), là vị vua thứ 8 của triều Hậu Lê trong. Ông được xem là một vị vua tàn bạo và hoang dâm, nổi tiếng là một bạo chúa, người đời gọi là Quỷ vương.

Lê Uy Mục không chăm lo chính sự, hằng đêm đều cùng cung nhân uống rượu, khi say thì giết chết tất cả. Triều chính suy yếu, cung đình đều bị nhơ nhuốc. Ông một tay dần giết hại các đại thần, nghi kị tông thất, giết cả anh em cha chú của mình, từ quần thần đến thân thuộc đều lo sợ, càng quyết tâm phản loạn. Thậm chí từng giết chết cả tổ mẫu.

Năm 1509, Giản Tu công Lê Oang, con trai của chú Uy Mục phất cờ nổi dậy ở Thanh Hóa, dẫn binh tràn vào kinh thành, phế truất và bắt giam Uy Mục. Cuối cùng, Uy Mục uống thuốc độc tự sát, xác bị giã nát, nhét vào súng bắn thành tro bụi.

Câu 5. Vua nào từng bị gán biệt danh là “Vua Lợn”?

A. Lê Chiêu Thống

B. Mạc Mậu Hợp

C. Lê Tương Dực

D. Khải Định

Đáp án đúng là C. Lê Tương Dực

Lê Tương Dực (1495-1516) tên húy là Lê Oanh, là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê, ông trị vì từ năm 1509-1516. Tổng cộng 7 năm.

Sau khi Lê Uy Mục giết hại tông thất, Lê Oanh bị bắt giam, nhưng sau đó Lê Oanh muốn chạy thoát ra ngoài, mới đem của cải đút lót với người cai ngục. Người cai ngục được tiền, liền thả cho ông chạy thoát. Lê Oanh một mình chạy trốn vào thành Tây Đô (Thanh Hóa)  dấy binh khởi nghĩa chống lại Uy Mục. 

Ngày 28 tháng 11 năm 1509, Lê Uy Mục bị một vệ sĩ cũ bắt được trên đường trốn chạy, nộp cho Giản Tu công Lê Oanh. Sau khi Uy Mục tự tử Lê Oanh vì căm việc Uy Mục sát hại gia quyến mình rất thảm khốc, mới sai người để xác cựu Hoàng vào miệng súng lớn, rồi cho bắn nổ tan xác.

Sau khi tiêu diệt Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập làm vua vào ngày 4 tháng 12 năm 1509. Trong giai đoạn đầu, vua chăm lo trị nước. Tuy nhiên về sau càng sa đọa. Bàn về việc này, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: 

“Trước đây, vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm. 

Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười”.

Uyển Nhi