Không phải lúc nào "ý vua" cũng là "ý trời". Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có những vị quan, vị tướng sẵn sàng cãi lại lệnh vua.

Bạn có biết về họ?

Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn trên chiến trường?

A. Trần Quang Diệu

B. Thoại Ngọc Hầu

Đáp án chính xác là Thoại Ngọc Hầu (tên thật là Nguyễn Văn Thoại, 1761-1829)

Theo sử cũ, Nguyễn Văn Thoại và Trần Quang Diệu cùng quê làng An Hải, tổng An Lưu Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Hai người chơi với nhau rất thân.

Sau này, Nguyễn Văn Thoại phải theo cha mẹ vào sống tại Cù lao Dài trên sông Cổ Chiên (Vĩnh Long) rồi tình nguyện theo phò Nguyễn Vương (Nguyễn Phúc Ánh). Gia đình Trần Quang Diệu cũng bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê (Đà Nẵng) rồi vào Bình Định gia nhập nghĩa quân Tây Sơn.

Là võ tướng hai triều thù địch nhưng suốt 25 năm họ không bao giờ đối địch nhau. Năm 1801, lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ Vạn Tượng (Lào) tiến đánh Phú Xuân thì nghe tin Trần Quang Diệu từ Quy Nhơn cầm binh ra tiếp cứu. Không muốn đối đầu với bạn, tướng Nguyễn Văn Thoại đã giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào Gia Định.

Vì vậy, ông bị chúa Nguyễn bắt tội là không có lệnh vua mà tự tiện về, giáng xuống làm Cai đội quản đạo Thanh Châu. Ông mất tất cả cơ đồ, công danh, sự nghiệp... Hành động của ông được các nhà nghiên cứu đánh giá cao vì cho rằng ông đã dám "vì nghĩa diệt thân".

C. Võ Đình Tú

 

Vì bản tính nhân từ mà làm trái ý Chúa, trì hoãn việc luận tội chết cho người khác, ông đã bị giáng chức. Vị quan này là ai?

A. Nguyễn Hiệu

Đáp án Chính xác là Nguyễn Hiệu.

Nguyễn Hiệu sinh năm Giáp Dần (1674) đời vua Lê Gia Tông, quê ở làng Lan Khê, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi đỗ tiến sĩ, Nguyễn Hiệu được triều đình Lê - Trịnh cử làm Giám sát ngự sử đạo Kinh Bắc hàm chánh thất phẩm. Hai năm sau, Nguyễn Hiệu được Trịnh Cương (lúc này còn là Thế tử) mời vào phủ chúa và năm sau 1703 được trao chức Nội tán để chăm lo công việc nội phủ của Thế tử... Năm Đinh Mùi (1727), ông được cử giữ chức Đô Ngự sử - Trưởng quan của Ngự sử đài, là người giữ phong hóa pháp độ. Cho đến năm Nhâm tý (1732), Nguyễn Hiệu được thăng làm Thiếu phó, vinh phong tá lỵ công thần.

Sau đó Trịnh Giang cầm quyền, trong nước phát sinh nhiều bè đảng, Trịnh Giang muốn ra tay trừng trị. Như trường hợp Đỗ Bá Phẩm bị Trịnh Giang giáng xuống làm Tuần phủ Yên Quảng, sau đó khép Đỗ Bá Phẩm vào tội chết và giao cho Nguyễn Hiệu bàn luận việc này. Với bản tính nhân từ, Nguyễn Hiệu cố ý trì hoãn.

Do trái ý Trịnh Cương, nên ông bị giáng chức xuống làm Thượng thư bộ Hình, tự Thiếu Bảo và miễn chức tham tụng vào tháng 7/1734...

B. Trần Quang Diệu

C. Lê Niệm

 

Vị phó bảng cãi lệnh vua Tự Đức, không đi sứ sang Pháp là…

A. Lê Vĩnh Khanh

Đáp án chính xác là Lê Vĩnh Khanh.

Theo sách “Quảng Nam đất nước và nhân vật”, thì Lê Vĩnh Khanh sinh năm 1819 và mất năm 1884, quê làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang thượng, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam.

Năm Quý Mão 1843, ông đỗ Giải nguyên và năm sau ông đỗ Phó bảng. Sau khi thi đỗ Phó bảng, ông được bổ làm Tri huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Tương truyền, lúc đó huyện Phù Cát bị mất mùa, nhân dân đói kém, khắp nơi trộm cướp nổi lên. Đang lúc rối rắm, ông lại nhận lệnh triều đình phải theo sứ bộ cùng Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ sang Pháp chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1863). Ông từ chối không đi thì viên Tuần vũ vốn sẵn có tư hiềm với ông, liền lén tâu về triều cho rằng ông bất tuân lệnh vua.

Căn cứ vào lời tâu của Tuần vũ Bình Định, triều đình vua Tự Đức ban lệnh triệu ông về kinh thành Huế và buộc ông phải giải trình về 4 tội: Để cho dân trong huyện bị đói; trộm cướp sinh nhiều; thuế khóa bị chậm trễ; từ chối việc đi sứ sang phương Tây.

Được lệnh, ông không về Huế ngay, mà thảo một tờ sớ gửi đi theo đúng thủ tục hành chính. Nội dung của tờ sớ viết như sau: Sở dĩ dân đói là do mất mùa, mà mất mùa là do thiên tai. Mất mùa, dân thiếu ăn mà triều đình không cho chẩn cấp, nên sinh ra trộm cướp. Dân đang đói thì làm sao có tiền để nộp thuế cho đúng kỳ hạn. Còn việc đi sứ sang Tây, thì điều trước hết phải biết tiếng Tây. Qua xứ người mà không biết tiếng nước người thì chẳng giải quyết được việc gì và có khác nào là chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Và có điều đặc biệt trong tờ sớ của ông là, theo một số nhà nghiên cứu thì sau mỗi câu trả lời, ông đều ghi 4 chữ “Khanh hà tội yên”, nghĩa là “Khanh này có tội gì chứ”.

B. Vũ Duy Thanh

C. Đỗ Đăng Đệ

 

Khi lâm chung, Vua Tự Đức triệu ba ông Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường và Trần Tiễn Thành tới dặn dò việc lớn nhà nước, và di chiếu lập người con nuôi lớn là ông Dực Đức (con Thoại thái vương) lên làm vua.
Nhưng sau khi Vua Tự Đức băng hà (ngày 19/7/1883), một trong ba vị dưới đây đã nhất quyết phản đối việc lập Dục Đức lên làm vua. Đó là ai?

A. Tôn Thất Thuyết,

Đáp án chính xác là Tôn Thất Thuyết.

Theo sách Phan Đình Phùng – xuất bản năm 1936 của Đào Trinh Nhất: Sau khi vua Tự Đức nằm xuống rồi, ông Thuyết nói rằng: “Như vậy thì không thể lập được ông Dục Đức, mà phải lập ông khác, vì theo trong di chiếu ông Dục Đức là người phóng đãng vô đạo không xứng đáng làm vua".

Ngự sử Phan Đình Phùng tức giận, nói lớn tiếng với Tôn Thất Thuyết:

- Đức tiên hoàng vừa mới nhắm mắt, mà ngài đã làm việc trái nghịch di chiếu như thế, thật không còn đạo nghĩa nhân thần một chút nào. Bây giờ triều đình tất tuân theo di chiếu mà lập ngài Dục Đức lên ngôi mới được. Huống chi tân quân chưa có lỗi gì, chưa chi đã làm việc phế lập như ngài định làm càn rỡ đó sao cho lẽ phải?

Tôn Thất Thuyết vỗ bàn một cái thật mạnh rồi đưa tay cao lên để ra hiệu. Bọn cấm binh ngó thấy, liền xông vào lôi cụ Phan ra giam vào ngục.

Sau mười ngày, Thuyết thả ra, nhưng cách hết chức vị. Cụ chỉ còn nguyên cái danh vị tiến sĩ mà thôi. 

B. Phan Đình Phùng

C. Trần Tiễn Thành

 

Phương Chi

Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?

Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?

Trong lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông và thời nhà Nguyễn...

Những công thần từng bị sử sách ghi lại chuyện ăn của đút

Những công thần từng bị sử sách ghi lại chuyện ăn của đút

Nạn tham nhũng gần như hiện diện trong tất cả các triều đại phong kiến. Nhưng mức độ đề cập của sử sách đến vấn nạn này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tư liệu còn lại của từng triều đại.

Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều vụ án liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ.

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh (1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Đinh Tiên Hoàng (tháng 3/924 - tháng 10/979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.

Bạn biết gì về những người treo ấn từ quan?

Bạn biết gì về những người treo ấn từ quan?

Trong lịch sử từ quan thời phong kiến có thể kể tới những vị danh nhân của đất nước như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Văn An,  Nguyễn Huy Tự, Bùi Huy Bích…

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào?

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào?

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào? Bạn còn biết những gì về hai ông và dòng họ Phan Huy?

Phụ thân của vua Quang Trung mang họ gì?

Phụ thân của vua Quang Trung mang họ gì?

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), tức Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là người đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Tể tướng là một chức quan cao nhất trong hệ thống quan chế của phong kiến Á Đông, sau vị vua đang trị vì.