Trong lịch sử Việt Nam, vua Mạc Thái Tông, Lê Thế Tông, Minh Mạng, Thành Thái lên ngôi đúng vào ngày mùng 1 Tết.

Bạn biết gì về họ?

Ai là người trẻ nhất vào thời điểm lên ngôi?

A. Lê Thế Tông

Đáp án chính xác là Lê Thế Tông.

Lê Thế Tông (1567 - 1599), tên húy là Lê Duy Đàm, là vị hoàng đế thứ tư của nhà Lê trung hưng nước Đại Việt, ở ngôi từ năm 1573 đến năm 1599. Ông là con thứ năm của Lê Anh Tông, sinh ra trong thời chiến tranh Lê-Mạc.

Năm 1573, Anh Tông thấy Tả tướng Trịnh Tùng chuyên quyền, bèn cùng 4 hoàng tử lớn bỏ hành cung Vạn Lại trốn ra Nghệ An. Đúng ngày đầu năm mới 1573, Trịnh Tùng lập Duy Đàm 5 tuổi lên ngôi hoàng đế, 3 tuần sau Trịnh Tùng sai Tống Đức Vị ngầm giết Anh Tông.

B. Minh Mạng

C. Thành Thái

 

Vị nào khi cai trị đã dẹp được nạn trộm cướp, "trong vài năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại"?

A. Mạc Thái Tông

Đáp án chính xác là Mạc Thái Tông.

Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh, 1500-1540) là hoàng đế thứ hai nhà Mạc. Ông được xem là vị vua có nhiều đóng góp to lớn trong việc trị nước. Đều đặn 3 năm, ông mở một khoa thi để tuyển chọn người tài.

Khi mới lên ngôi, Mạc Thái Tông thấy trong nước nhiều trộm cướp, bèn ra lệnh cấm dân các xứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và binh khí đi ngoài đường. Ai trái lệnh sẽ bị trị tội. Từ đó, những người buôn bán chỉ đi tay không, không phải mang khí giới tự vệ.

Theo Đại Việt thông sử, "trong vài năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại".

B. Lê Thế Tông

C. Minh Mạng

 

Người Pháp đã lấy cớ gì để tước bỏ quyền phê chuẩn của vua Thành Thái, giao lại quyền điều hành triều đình cho Hội đồng Thượng thư?

A. Mắc bệnh mất trí nhớ

B. Mắc bệnh điên

Đáp án chính xác là mắc bệnh điên.

Lấy cớ nhà vua không chịu phê chuẩn tấu chương của người Pháp đòi thăng quan cho một số tay sai, khâm sứ Leveque đã tước bỏ quyền phê chuẩn của vua, giao lại quyền điều hành triều đình cho Hội đồng Thượng thư với lý do “Vì Thành Thái mắc bệnh điên nên hai chính phủ đã quyết định như vậy để bảo vệ lợi ích của quốc gia, cũng như chính bản thân nhà vua”.

Lễ đăng quang triều Thành Thái khác các triều trước ở chỗ nào?

A. Không có truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc

Đáp án chính xác là không có truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc.

Bửu Lân lên ngôi lấy hiệu là Thành Thái. Khi đó Bửu Lân mới 10 tuổi. Triều Thành Thái khác các triều trước ở chỗ lễ đǎng quang không có Truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc. Lúc trước, khi rời khỏi kinh thành Huế, vua Hàm Nghi đã mang theo và đánh mất tại tỉnh Quảng Bình. Cho nên lúc tại vị vua Đồng Khánh đã phải dùng một ấn ngọc khác. Ngoài ra, di chiếu cũng không có. Vua Dục Đức hay vua Đồng Khánh không truyền ngôi lại cho vua Thành Thái. Không ấn ngọc, không di chiếu, nhưng lại có một toán lính Pháp bồng súng đóng ở bên trong cửa Ngọ Môn.

B. Không có bách quan đồng loạt lạy 5 lạy làm lễ tấn tôn

C. Không đọc biểu mừng

 

{keywords}

Tên húy của vua Minh Mạng là gì?

A. Nguyễn Phúc Đảm

Đáp án chính xác là Nguyễn Phúc Đảm.

Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Kiểu. Ông là con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu Trần Thị Đang. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi, tức 25 tháng 5 năm 1791 tại làng Tân Lộc, gần Gia Định, trong lúc đang xảy ra Chiến tranh Tây Sơn – Chúa Nguyễn (1787-1802).

B. Nguyễn Phúc Cảnh

C. Nguyễn Phúc Hồng Nhậm

Phương Chi

Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?

Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nước ta có nhiều lần thay đổi quốc hiệu. Trong đó, có quốc hiệu tồn tại nhiều thế kỷ, nhưng cũng có quốc hiệu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.    

Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?

Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?

Lịch sử dân tộc nước ta từng có những người phụ nữ đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để mang lợi ích to lớn cho dân tộc.

Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?

Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có không ít bậc khai quốc công thần từng bị vua kết tội chết từ những bản án oan ức. Trong đó có người còn bị chết vì mê tín.

Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?

Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?

Ông là vị vua có số phận khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, sinh thời từng kết duyên với vua của triều đại khác. Sau lại nhường vợ cho cận thần.

Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?

Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?

Trong giai đoạn đầu, nhà Trần vững mạnh vì có những vị vua trị vì anh minh, nhưng càng về sau, các vua ngày càng yếu kém. Thậm chí có vua còn ăn chơi trác táng khiến đất nước suy vong.

Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?

Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?

Khi thấy thủ cấp của tướng địch được dâng lên trước mặt, vị vua của nhà Trần đã dành cho những lời khen ngợi, trước khi cởi hoàng bào đắp lên.