"Người ta dạy trẻ con yêu con người Thánh Gióng như một con người thì đẹp chứ! Sao cứ bắt trẻ con yêu Thánh Gióng như một ông Thánh?".

TIN LIÊN QUAN

Đoạn trích có chi tiết "Thánh Gióng đánh giặc xong, ăn cơm rồi nhảy Hồ Tây tắm" được dẫn từ tác phẩm "Sức sống của dân trong ca dao và cổ tích" của nhà văn Nguyễn Đình Thi.

{keywords}

Một số phụ huynh và giáo viên ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) thắc mắc về chi tiết này khi họ xem sách của con em mình (sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A).

Người dân ở một huyện nghèo, vốn đã quen "đóng đinh" với truyền thuyết Thánh Gióng với cái kết quen thuộc "Sau khi đánh tan giặc Ân, ông đuổi giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), rồi lên đỉnh núi cưỡi ngựa bay về trời" thì băn khoăn là điều có thể hiểu được.

Nhưng tôi lại thấy khó giải thích khi thấy không ít người có học cũng phản ứng "thịnh nộ" khi tiếp cận văn bản này.

Đọc đoạn trích thì thấy, đoạn văn này mô tả tưởng tượng của tác giả khi còn là một cậu bé, Với tâm hồn bay bổng, cậu tưởng tượng thêm cho câu chuyện một góc nhìn khác.

Giữa chuyện chết của Cụ Gióng (bay về trời) với chuyện Cụ bị thương rồi chết theo tưởng tượng thêm của cậu bé, thì phần đóng góp của văn học là gây xúc động, nhân văn.

Văn chương chỉ làm được chút ít vậy thôi cho con người. Mình tước đi thì văn chương còn gì?

Theo dõi tranh luận về tình huống này trên trang Facebook của một nhà báo nổi tiếng, tôi thấy khá tâm đắc với góc nhìn của  cư dân mạng Phượng Nguyễn:

"Đây là một đoạn văn ngắn mô tả tưởng tượng của Nguyễn Đình Thi khi còn là một cậu bé, cậu cho tâm hồn bay bổng nên tưởng tượng thêm cho câu truyện thêm phần bi tráng thôi. Cái dở là nhà xuất bản trích dẫn hơi cụt, nhưng các bạn đọc, cha mẹ học sinh đọc cũng chưa kỹ trước khi nêu quan điểm. "

Gabriel José García Márquez khi viết “Tướng quân giữa mê hồn trận” (El general en su laberinto) ông gần như bị cả nước Côlômbia chửi vì tội “xuyên tạc” hình ảnh thực về người anh hùng dân tộc Bôlivia của họ. Chỉ khi một số GS sử học đáng kính lên tiếng sỉ vả và đòi "xử" thì G.J.G. Márquez mới chịu trả lời giới truyền thông rằng “ Văn chương chân chính, rất nhiều khi, không nên làm nô tài cho lịch sử, kể cả lịch sử chân chính. Sử dụng hư cấu và trí tưởng tượng là quyền năng bất khả xâm phạm của một nhà văn”.

Độc giả Hoàng Vĩnh (Ninh Bình)

Trong đoạn văn này tác giả có ý diễn giải những chi tiết mang tính thần thoại trong sự tích Thánh Gióng ra những việc thực tế thôi chứ có phải kể lại sự tích Thánh Gióng đâu.

Chi tiết ăn bữa cơm cuối là diễn giải việc Gióng ăn mau chóng lớn lạ thường trước khi đánh giặc. Tắm ao là diễn giải cho việc những vết chân ngựa thành những hồ ao liên tiếp. "lên ngựa đi tìm một rừng cây..." diễn giải cho việc Thánh Gióng lặng lẽ từ biệt quê hương lên ngựa về trời.

Tôi thực sự rất thích cách diễn giải này, nó cung cấp cho học sinh một góc nhìn khác về câu chuyện và là ví dụ cho hoạt động suy ngẫm kỹ càng một câu chuyện hơn là việc thuộc làu một cách máy móc

Độc giả Thiên Minh Nguyễn Phạm