- Nhiều luật sư, giảng viện luật có những nhìn nhận khác nhau về pháp lý trong vụ phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối ở Long An.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh (hãng luật Đức Chánh, Q.1, TP.HCM):  Nên dừng lại

Theo tôi, vụ việc đang có những thông tin khác nhau, nên cần phải chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền làm rõ có hay không chuyện ông Võ Hòa Thuận ép buộc cô giáo trường tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, Long An) phải quỳ trong 40 phút? Vụ việc chỉ xem xét xử lý hình sự khi làm rõ 3 yếu tố quan trọng gồm:

Một là, phải xác định rõ ông Thuận có lời nói, hành động gây áp lực, buộc cô giáo phải quỳ gối xin lỗi ông.

Hai là, ông Thuận có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nghiêm trọng đối với cô giáo. Tình tiết này phải làm rõ, ông Thuận gây áp lực, buộc cô giáo quỳ như thế nào, trong bao lâu, ai chứng kiến?

Ba là, Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định đối với tội xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; cụ thể khoản 1 quy định, vụ việc chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện theo pháp luật của bị hại. Trong vụ việc này, việc khởi tố phụ thuộc chủ yếu vào quyết định của cô giáo.

{keywords}
Các luật sư, chuyên gia có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau về vụ cô giáo quỳ gối ở Long An, từ trái qua phải gồm: Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Luật sư Lê Trung Phát và Tiến sĩ tâm lý Đoàn Văn Báu

Thực tế, dư luận rất bức xúc, yêu cầu phải xử lý hình sự đối với ông Thuận về hành vi “làm nhục người khác”. Tôi cũng nghĩ, bản thân cô giáo không muốn sự việc bị đẩy đi xa như thế này, mức độ tổn thương đối với cô ấy càng tăng nặng.

Theo tôi, vụ việc nên dừng lại. Ông Thuận nên công khai xin lỗi cô giáo, nếu có những hành vi như thông tin báo chí trong những ngày qua. Còn cô giáo cũng nên rút kinh nghiệm.

Từ vụ việc này, mọi người cần có sự tĩnh táo trong việc giải quyết vấn đề. Cụ thể,khi nắm bắt đươc thông tin con mình bị cô giáo bắt quỳ, lời lẽ nặng nề, xúc phạm… cần bình tĩnh. Nếu xác định rõ cô giáo có hành động như thế thì cần phải có ý kiến để ban giám hiệu nhà trường xử lý, chứ không nên hành động tùy tiện, xúc phạm đến giáo viên, nghề giáo…

Việc giáo dục không chỉ là từ nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình. Vì vậy, cần sự chung tay của các bên để việc giáo dục tốt đẹp hơn.

Tiến sĩ tâm lý Đoàn Văn Báu: Giáo viên cần kỹ năng, hiệu trưởng cần bản lĩnh

Cô giáo có thể đã hành động khác cho dù có sức ép lớn như thế nào nếu cô hiểu đúng hậu quả, tác hại của việc quỳ gối; hiểu vị thế của nhà giáo trước mặt học sinh, phụ huynh mà cô ấy hoàn toàn có thể vượt qua sức ép đó. Cô giáo có thể yêu cầu bảo vệ hỗ trợ giải tán đám đông quá khích hoặc tránh đi nơi khác để xoa dịu phản ứng quá khích của đám đông.

Sự việc cũng cho thấy, nhà trường đã không bảo vệ được giáo viên của mình, để một mình cô chịu sức ép. Nếu đã tiếp nhận vụ việc, đã giải quyết nhưng phụ huynh vẫn tiếp tục gây rối, gây sức ép với giáo viên thì hiệu trưởng có thể yêu cầu họ giải tán, ra khỏi trường, nếu không sẽ sử dụng bảo vệ cưỡng chế hoặc liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

Vì vậy, giáo viên cần có bản lĩnh, kỹ năng. Lãnh đạo trường cũng phải như vậy, phải biết bảo vệ giáo viên của mình.

Luật sư Lê Trung Phát (công ty Luật TNHH Luật sư Riêng – TP.HCM): "Đừng khoét sâu mâu thuẫn"

Tôi cho rằng, với những tình tiết như báo chí thông tin những ngày qua, thì chưa đủ căn cứ để khởi tố ông Võ Hòa Thuận về tội “làm nhục người khác” theo quy định của bộ luật hình sự.

Chúng ta không cổ súy cho việc thầy cô dùng hình phạt để dạy bảo học sinh, vì đó được xem là một hành động bất lực của chính những giáo viên đối với học sinh của mình. Đó không chỉ là hành động đạo đức nhà giáo, mà nó cũng nằm trong những quy tắc mà ngành giáo dục cấm áp dụng.

Nhiều người cho rằng, hành vi của người ông Thuận đối với cô giáo N cần lên án, bởi nó đã xâm phạm đến thiên chức của nghề giáo. Người phụ huynh ấy, đã không tôn trọng những người cất công nuôi dạy con mình, hành vi ấy cần được xử lý một cách triệt để.

Ở đây, tôi cũng cho rằng, chúng ta cần phải giải quyết triệt để cho vấn đề này, vì nếu không giải quyết tốt, nó sẽ tạo nên một tiền lệ xấu ảnh hưởng đến ngành giáo dục, các thầy cô đang cống hiến trong công cuộc trồng người. Thế nhưng để giải quyết triệt để, chúng ta cần phải lựa chọn hình thức nào.

Có người cho rằng, cần phải tiến hành khởi kiện ông Thuận, bởi ông ấy đã xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của cô giáo một cách nghiêm trọng. Và nó có cơ sở để tiến hành một vụ án dân sự bằng một vụ kiện ‘bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng’ bởi quyền, danh dự, nhân phẩm, uy tín được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015. Cô giáo N có quyền yêu cầu tòa án buộc bên gây ra thiệt hại phải bồi thường theo quy định tại Khoản 5 Điều 32, và các Điều 584, 592 Bộ Luật Dân sự.

Thế nhưng nếu xét vào hoàn cảnh cụ thể của trường hợp này, cô giáo phải là người chứng minh cho việc mình bị xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm và một trong những yếu tố để xem xét, đó là người vi phạm có hành vi vi phạm, khiến, có nhiều người chứng kiến, biết đến sự việc, sự vi phạm đó làm lan tỏa cho nhiều người biết. Theo thông tin báo chí phản ánh, sự việc cũng không có nhiều người biết, nó chỉ vỡ lẽ khi cô giáo phản ánh….và còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ khi ra tòa.

Nếu xem hành vi của phụ huynh là xúc phạm nhân phẩm cô giáo, thì hành vi cô giáo bắt phạt học sinh của mình với hành vi tương tự cũng có thể bị xem là vi phạm pháp luật. Như vậy, cha mẹ của học sinh, cụ thể trong trường hợp này là ông Thuận, được quyền khởi kiện cô giáo để bảo vệ cho con của mình.

Xin nhấn mạnh rằng, trẻ em được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao hơn, sự xúc phạm đối với trẻ em có thể gây ra hậu quả lớn hơn so với người lớn, bởi sự nhận thức và tâm lý của các cháu thật sự chưa ổn định, và dễ dẫn đến có những hành vi dại dột hơn cả người lớn.

Theo tôi, trong sự việc xảy ra tại trường tiểu học Bình Chánh gây xôn xao những ngày qua, nếu như các bên đôi co nhau để dẫn nhau ra tòa là điều hoàn toàn không có lợi cho cả đôi bên. Hơn hết, hành vi kiện cáo nhau sẽ làm khắc sâu thêm sự mâu thuẫn vô tình diễn ra. Tôi nghĩ, họ cần ngồi lại xem xét vấn đề một cách toàn diện, nhận khuyết điểm của nhau để mọi việc sớm kết thúc.

Và theo tôi, đây không phải là bài học lớn cho các bậc phụ huynh, mà nó là bài học lớn cho ngành giáo dục. Chúng ta nên tạo ra phương pháp giáo dục tốt, tạo ra những nội dung thú vị mà con em chúng ta sẽ thích thú để học nó, hơn là cố tạo ra những nội dung mang ý chí chủ quan của chúng ta.

Chúng ta phải nói không với việc dùng hình phạt, bạo lực trong học đường, vì ngày nào còn sử dụng nó, là ngày đó còn cho thấy sự bế tắc trong việc rèn luyện, đào tạo hạt giống cho đất nước cho tương lai.

TS.Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Tôn Đức Thắng: "Bốn bên đều có lỗi"

Trước hết, khi học sinh vi phạm, cô giáo bắt quỳ tại lớp mà quên mất rằng đây là biện pháp đã lỗi thời - với giáo dục hiện nay - thể hiện rõ sự bất lực của giáo viên.

Pháp luật không có những quy định cụ thể  giáo viên được áp dụng biện pháp xử lý nào khi học sinh vi phạm hay có sự cố trong lớp học. Tuy nhiên, từ nguyên tắc luật định về trách nhiệm của giáo viên theo Luật Giáo dục và các quyền của trẻ em theo Luật Trẻ em, có thể hiểu những biện pháp có tính chất xúc phạm đến nhân phẩm và thân thể của trẻ đều không được áp dụng.

Cụ thể, Khoản 1, Điều 75 của Luật Giáo dục nêu rõ nhà giáo không được có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học; Khoản 3, Điều 72 Quy định nghĩa vụ của nhà giáo là giữ gìn uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bẳng của người học, bảo vệ lợi ích chính đáng của người học. Đương nhiên quyền liên quan đến con người, đến thân thể phải được bảo đảm.

Trên thực tế, giáo viên hiện phải chịu áp lực lớn về đảm bảo chất lượng giảng dạy, đạo đức học sinh. Nhất là khi phải dạy học đối với những học sinh mà gia đình có ý đẩy trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường.

Về phía học sinh, các em đã vi phạm trong giờ học – không thể lập luận rằng HS là đối tượng được bảo vệ mà quên mất các em cũng có trách nhiệm theo pháp luật cũng như nội quy của nhà trường. 

Mặt khác, gia đình phải có trách nhiệm chính trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách của con em họ;  có trách nhiệm cung cấp cho nhà trường những đứa trẻ sống có trách nhiệm với bản thân, có trách nhiệm trong học tập và cư xử với mọi người xung quanh. Đặc biệt, không nên trao cho các em thói quen mình được bảo vệ tuyệt đối ngay cả khi phạm lỗi.

Tiếp theo, về việc giáo viên quỳ trước phụ huynh.

Ở khía cạnh pháp lý, phụ huynh không nhận ra trách nhiệm của con mình để  xin lỗi nhà trường về hành động của con mình trước, rồi sau đó mới xác định trách nhiệm của cô giáo.

Phụ huynh không nhận ra mình đã vi phạm đạo đức xã hội. Việc vi phạm này dẫn tới sự bức xúc của cộng đồng – “bản án” mang tính đạo đức này có lớn hơn rất nhiều và kéo dài hệ lụy cho những người có liên quan so với bản án theo pháp luật.

Hiệu trưởng đã không làm tròn trách nhiệm: Hành động bỏ ra ngoài khi sự việc chưa giải quyết xong, khi các đương sự còn đang tranh cãi thể hiện rõ sự thiếu trách nhiệm của hiệu trưởng. Lẽ ra, ông phải chấm dứt tranh cãi, thậm chí có thể mời chính quyền địa phương can thiệp.

Cô giáo đã không có cách xử lý thích đáng để giữ tôn nghiêm và sự tự trọng của nhà giáo.

Sự vi phạm của phụ huynh diễn ra trong bối cảnh có sự chọn lựa của giáo viên và sự bỏ mặc của hiệu trưởng. Nếu quy lỗi cho phụ huynh mà chưa đặt ra trách nhiệm của những người liên quan thì dường như chưa thuyết phục. Bởi vậy, hành vi của phụ huynh chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự vì có yếu tố lỗi của cả 3 đối tượng.

Sự việc xảy ra là bài học lớn cảnh báo về trách nhiệm và ý thức của thầy cô giáo với giáo dục, cảnh báo nền tảng giáo dục gia đình đang lung lay. 

Linh An - Lê Huyền (Ghi)

Học trò nghĩ gì khi bị thầy cô phạt quỳ gối?

Học trò nghĩ gì khi bị thầy cô phạt quỳ gối?

Học trò nghĩ gì khi bị thầy cô phạt quỳ gối? Khi mắc lỗi, các em mong muốn thầy cô phạt như thế nào?

Cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: "Tất cả học sinh đều tốt"

Cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: "Tất cả học sinh đều tốt"

Dù sân trường luôn có nhiều ngựa chứng, người thầy phải biết cho học sinh thấy được những điều tốt đẹp của chính các em và của nhà trường.

Cô giáo quỳ gối: "Cần cả 1 ngôi làng để nuôi dạy 1 đứa trẻ"

Cô giáo quỳ gối: "Cần cả 1 ngôi làng để nuôi dạy 1 đứa trẻ"

Có nhiều người đang hiểu không đúng về "bạo lực".Giáo viên mắng học sinh ngu cũng là bạo lực tinh thần…

Phụ huynh ép cô giáo quỳ gối xin lỗi không phải thư ký Hội luật gia

Phụ huynh ép cô giáo quỳ gối xin lỗi không phải thư ký Hội luật gia

Ban thường trực Hội luật gia tỉnh Long An khẳng định ông Võ Hoà Thuận - phụ huynh gây áp lực buộc cô giáo quỳ gối xin lỗi trong vụ việc xảy ra tại Trường tiểu học Bình Chánh - không phải là hội viên Hội luật gia.

Cô giáo quỳ gối trước phụ huynh 40 phút do ở tình thế không có đường lui

Cô giáo quỳ gối trước phụ huynh 40 phút do ở tình thế không có đường lui

Cô giáo Trường Tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, Long An cho biết, ở tình huống không còn đường lui và do suy nghĩ non nớt của bản thân muốn làm để mọi việc giải quyết xong nên đã quỳ trong thời gian 40 phút.  

Giáo viên quỳ gối: Nỗi lòng nặng trĩu của người thầy 30 năm tuổi nghề

Giáo viên quỳ gối: Nỗi lòng nặng trĩu của người thầy 30 năm tuổi nghề

Xót xa nhất là cô giáo đã vĩnh viễn ra đi khi mới bắt đầu vào nghề dạy học…

Vụ giáo viên quỳ gối: Bộ trưởng Giáo dục đề nghị bảo vệ uy tín nhà giáo

Vụ giáo viên quỳ gối: Bộ trưởng Giáo dục đề nghị bảo vệ uy tín nhà giáo

Chiều 6/3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ gửi công văn tới Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị có giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín nhà giáo.