- “Việt Nam đang trong nền giáo dục 1.0. Giáo dục 4.0 hiện vẫn còn nằm trên... ý tưởng”. TS KH Phạm Đỗ Nhật Tiến (nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) nêu quan điểm tại một hội thảo giáo dục.

Theo TS. Tiến, tương ứng với 4 giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp cũng có 4 giai đoạn phát triển của giáo dục. Giáo dục 1.0 là giáo dục của thời kỳ công nghiệp đầu tiên với những đặc trưng: giáo dục một lần, một chiều, đồng loạt và chuẩn bị con người cho sản xuất công nghiệp.

Sau đó chuyển sang giáo dục 2.0 có một số thay đổi như chuyển từ giáo dục một chiều sang tương tác hai chiều. Giáo dục 3.0 chuyển từ giáo dục một lần sang giáo dục suốt đời. Hiện nay, giáo dục 4.0 là giáo dục suốt đời, mở, cá thể hóa và chuẩn bị con người cho canh tân, sáng tạo.

{keywords}

4 giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp cũng có 4 giai đoạn phát triển của giáo dục.

30 năm qua Việt Nam vẫn chủ trương đi theo đúng tuần tự nói trên bằng việc từng bước nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động.

Nhưng theo TS Tiến, đó chỉ là những bước đi trên... hoạch định.

“Trên thực tế, giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn đang là giáo dục 1.0 và dần tiệm cận với giáo dục 2.0. Sinh viên vào trường, ra trường như một dây chuyền sản xuất hàng hóa. Mặc dù giáo dục cũng đã lấy người học làm trung tâm, nhưng đó là quá trình đang chuyển dịch. Còn giáo dục 4.0 vẫn dừng lại trên ý tưởng”.

TS. Tiến cho rằng, Việt Nam vẫn đang phải loay hoay với chính những yếu kém của mình. Để minh chứng cho những “loay hoay” trong việc đào tạo nhân lực trình độ cao, TS. Phạm Đỗ Nhật Tiến đã đưa những dẫn chứng cụ thể.

Theo nghiên cứu của World Bank, yếu kém của Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao là do thiếu 5 liên kết cơ bản: Liên kết với cơ quan tuyển dụng, liên kết với doanh nghiệp, liên kết với các viện nghiên cứu, liên kết với nội bộ các cơ sở đào tạo và liên kết với trường phổ thông – nơi chuẩn bị nhân lực cho trường đại học.

Việc thiếu những liên kết này là do các trường đại học đang rơi vào tình trạng “ba không”: không biết (thiếu thông tin để liên kết); không cần (thiếu động lực để liên kết); không thể (thiếu năng lực để liên kết).

Thậm chí, thế nào là “giáo dục mở” – vấn đề cốt lõi của giáo dục 4.0 - hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong khi ở khu vực, tại các nước như Indonesia, Malaysia hay Philippines, những chính sách, nền tảng cho giáo dục mở đã sẵn sàng.

“Hiện tại, Việt Nam chưa có sự chuẩn bị tương ứng cũng như chưa có sự đổi mới về chương trình giáo dục, cách dạy, cách học để hướng tới 4.0. Như vậy có thể khẳng định, giáo dục Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho tương lai”, TS. Tiến nói.

{keywords}

"Giáo dục Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho tương lai”, TS. Tiến nói (Ảnh: Thanh Hùng)

TS. Tiến cho rằng, từ những tiếp cận trên có thể khái quát lại những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của đào tạo nhân lực trình độ cao trước yêu cầu sẵn sáng cho tương lai.

Về môi trường kinh tế xã hội, Việt Nam cơ bản vẫn là xã hội nông nghiệp cùng với di sản nặng nề của nền kinh tế kế hoạch hóa. Cùng với đó, tình trạng mất niềm tin nghiêm trọng vào đổi mới giáo dục vẫn đang diễn ra.

Một nguyên nhân khác là ở cấp hệ thống, chính sách phát triển nhân lực vẫn hướng tới trọng cung, thiếu trách nhiệm giải trình khiến mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội là một quan hệ lỏng lẻo. Trong khi đó, cấp trường lại thiếu sự liên kết cần thiết với các cơ sở có liên quan trong môi trường xung quanh khiến việc đổi mới chương trình giáo dục hướng tới các kỹ năng của tương lai diễn ra rất chậm.

Mặc dù các nhà hoạch định chính sách đã rất nỗ lực khi đưa ra Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, tuy nhiên từ chủ trương đến tổ chức thực hiện vẫn còn có khoảng cách khá xa. Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học theo TS. Tiến hiện mới chỉ tháo gỡ một số nút thắt của giáo dục đại học.

Do vậy, cần phải có một tiếp cận tổng thể hơn liên quan đến các yếu tố ngoài ngành giáo dục, bao gồm sự đột phá trong chính sách nhân lực, việc xây dựng xã hội dân chủ, việc xây dựng hệ giá trị mới, việc khôi phục niềm tin xã hội,...”, TS. Tiến khẳng định.

Thúy Nga

Trường đại học ở TPHCM dùng điểm rèn luyện để xếp loại tốt nghiệp

Trường đại học ở TPHCM dùng điểm rèn luyện để xếp loại tốt nghiệp

Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM) sẽ sử dụng thêm tiêu chí điểm rèn luyện để xếp loại tốt nghiệp cho sinh viên hệ chính quy.

Thi THPT quốc gia 2019: Trường đại học chấm thi, đặt camera giám sát

Thi THPT quốc gia 2019: Trường đại học chấm thi, đặt camera giám sát

Đề thi THPT quốc gia năm 2019 chủ yếu ở chương trình lớp 12, đặt camera giám sát và tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT là nội dung mà Bộ GD-ĐT thông tin kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Trường đại học đầu tiên của Anh không xét điểm số khi tuyển sinh

Trường đại học đầu tiên của Anh không xét điểm số khi tuyển sinh

Trường Đại học Bath Spa là ngôi trường đầu tiên tại Anh không xét đến điểm số khi thí sinh đăng ký vào trường.

Chiến lược sở hữu trí tuệ cho các trường đại học Việt Nam

Chiến lược sở hữu trí tuệ cho các trường đại học Việt Nam

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để Mạng lưới trung tâm Sở hữu trí tuệ  và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, trường đại học vận hành ổn định

Hàng không Hàn Quốc tạm dừng hoạt động trong ngày thi đại học hôm nay

Hàng không Hàn Quốc tạm dừng hoạt động trong ngày thi đại học hôm nay

Hôm nay 15/11 là ngày diễn ra kỳ thi tuyển sinh vào đại học của hàng trăm nghìn thí sinh Hàn Quốc.