- "Việc bác bỏ lương giáo viên có thể thông cảm vì nhìn vào kinh tế hiện nay, nhưng bỏ miễn học phí bậc THCS là không đúng khi Luật giáo dục sắp tới đưa bậc học THCS là giáo dục bắt buộc"- ông Nguyễn Kim Hồng khẳng định.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 đã không có đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí cấp THCS. Trước đó hai vấn đề này nhận được sự quan tâm của dư luận.

Về đề xuất miễn học phí cho học sinh THCS, Bộ Tài chính phản đối với lý do không khả thi.

Còn về việc tăng lương giáo viên, Bộ Nội vụ cho rằng nhà giáo được xếp lương theo chức danh nghề nghiệp quy định tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề. “Đây là sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước đối với nhà giáo.  

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này ông Nguyễn Kim Hồng, Nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thừa nhận, việc lương của quốc gia nào đều dựa vào cơ sở là sự tăng trưởng về kinh tế. Cụ thể ở đây là thu nhập bình quân đầu người. Thang bậc lương thể hiện sự mong muốn của nhà nước nhưng phải nhìn thẳng vào sự thật mà cụ thể là nhìn thẳng vào sự phát triển kinh tế.

“Theo tính toán của tôi, cả nước có khoảng 4 triệu người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó giáo dục chiếm ¼ số người tức là 1 triệu người. Nếu ¼ này tăng lương là tăng lên 25% sẽ tác động rất lớn tới hệ thống.

Trước đây không tính công an quân đội, chỉ tính riêng nhóm nhà giáo được thâm niên thì chi phí tăng đã rất nhiều. Ưu tiên nhà giáo là đúng nhưng trong trường hợp cân đối tài chính không thể làm thì bác bỏ cần được thông cảm. Chúng ta không thể đòi hỏi quá đà nếu tài chính không cân đối được”- ông Hồng phân tích.

Theo ông Hồng so với mặt bằng chung nếu gọi là lương thì lương của giáo dục không thấp. Ở đây là thu nhập và nên có sự tách bạch về lương và thu nhập, nhưng thu nhập thì khó diễn tả. Mặt khác Chính phủ đã cố gắng ưu tiên nhà giáo.

"Hiện nay chuyện thâm niên của nhà giáo đã ngang bằng đối với công an quân đội. Điểm khác nhau cơ bản là thang bậc lương nhà giáo khác xa với công an, quân đội. Cụ thể một người tốt nghiệp ngành công an, quân đội mang quân hàm thiếu uý, 3-4 năm sau nên trung uý, còn từ thiếu uý lên trung tá trong khoảng 12-13 năm - mức lương của trung tá bằng thang bậc cuối của giảng viên chính tức là giáo viên phải làm khoảng 30 đến 32 năm. Như vậy điểm xuất phát là thu nhập của giáo viên chứ không phải lương giáo viên. Trong đó chủ yếu là những giáo viên trong 5 năm đầu công tác do không có thâm niên. Vì vậy vấn đề là xem xét lại bậc lương khởi điểm của ngành giáo dục. Mong muốn như các nước Phần Lan, Đức, Mỹ, giáo viên một trong những ngành được xếp cao nhất là chính đáng và trong tương lai nếu kinh tế phát triển đây là điều nhà nước cần làm ngay để thu hút được người giỏi vào sư phạm".

Tuy nhiên ông Nguyễn Kim Hồng không đồng tình việc bỏ miễn học phí ở cấp học THCS. Theo ông Hồng, nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng khẳng định từ sau năm 2020, bậc học phổ thông sẽ thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm. Luật giáo dục hiện hành đã quy định phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. 

“Sắp tới Luật Giáo dục sẽ phải đưa đưa bậc học THCS là giáo dục bắt buộc. Như vậy nếu là bậc học bắt buộc tại sao phải đóng học phí. Khi đóng học phí người dân đặt câu hỏi bắt buộc sao chúng tôi phải đóng học phí thì nhà nước trả lời ra sao"?

"Tôi cho rằng khi nhà nước đã tính toán đưa vào Luật Giáo dục rằng THCS là bậc học bắt buộc thì nhà nước phải đảm bảo việc không đóng học phí, tức là nhà nước phải bỏ tiền ra. Còn nếu không phải đưa điều khoản này ra khỏi Luật Giáo dục, tức là chỉ bắt buộc ở bậc tiểu học. Thật đáng buồn khi lại một chính sách đúng đắn mà Bộ Giáo dục đưa ra lại bị bác bỏ" - ông Hồng nhấn mạnh.

Theo ông Hồng, nhà nước lo được đến đâu hãy đưa vào luật như thế. Vì điều này thể hiện cách ứng xử của Nhà nước với giáo dục, nhà giáo.

Lê Huyền

Bỏ đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS: "Thật đáng tiếc!"

Bỏ đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS: "Thật đáng tiếc!"

GS Đào Trọng Thi bày tỏ trước thay đổi này trong dự thảo mới nhất Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Bỏ đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS

Bỏ đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS

Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 không có đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí cấp THCS mà trước đó đã đưa ra.