- Sáng 28 Tết (ngày 13/2 Dương lịch), lễ viếng và truy điệu GS.NGND Nguyễn Đăng Mạnh đã diễn ra tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông.

{keywords}
Lễ viếng GS. Nguyễn Đăng Mạnh diễn ra sáng ngày 13/2 tại Hà Nội với sự góp mặt của đông đảo giới văn chương

Có thể bắt gặp nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã tới đưa tiễn ông. Không thể thiếu là những thế hệ học trò từ khắp nơi đã từng được ông trực tiếp giảng dạy cũng về đây trong những ngày cuối năm.

Đọc lời điếu tiễn đưa GS. Nguyễn Đăng Mạnh, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói: “Hôm nay, chúng ta tới đây đã tiễn đưa một con người ưu tú, một người thầy, nhà khoa học lớn, tác giả phê bình văn chương xuất sắc văn học Việt Nam hiện đại”.

Đó cũng là "một người thầy đầy tâm huyết, lúc nào cũng trẻ trung thân thiện, với bao bài giảng, giờ giảng sâu sắc, thông tỏ, đã khai mở cho họ những chân trời tri thức, dẫn dắt họ khám phá và tiếp nhận những giá trị thẩm mỹ chân chính của bao tác giả lớn, tác phẩm lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam, tiếp cho họ niềm say mê văn học và niềm trân quí những phẩm giá con người".

{keywords}

Gia đình GS. Nguyễn Đăng Mạnh thương tiếc trước sự ra đi của ông

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nằm trong ban tổ chức tang lễ

{keywords} 

Điếu văn vĩnh biệt GS Nguyễn Đăng Mạnh do Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh đọc tại lễ truy điệu.

GS Nguyễn Đăng Mạnh là người đã cống hiến cả cuộc đời mình để khám phá văn học Việt Nam hiện đại, để tôn vinh những tinh hoa, xác lập những nguyên tắc và phương pháp tiếp cận hiệu quả. Ông cũng là người đã xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu các tác gia văn học, mở ra một con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, làm bừng sáng những giá trị cốt lõi của nhiều tác giả đặc sắc như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài.

Điếu văn dành những lời trân trọng:

Độc giả văn chương của ông sẽ còn nhớ mãi về ông - một nhà phê bình thuộc giới hàn lâm mà rất đỗi nghệ sĩ, tác giả của những công trình xuất sắc. Với những trang văn sắc sảo, tài hoa, đậm chất nghệ thuật, văn chương, trang nào cũng đầy khám phá, phát triển những giá trị thẩm mỹ, cuốn hút, hấp dẫn với một lối viết giản dị mà kiêu sang, một ngôn ngữ khúc chiết mà bay bổng, xứng đáng là mẫu mực của phê bình văn học hiện đại. Giới trí thức Việt Nam sẽ nhớ mãi và nhắc mãi về ông như một trí thức tâm huyết với đất nước, cương trực trước thời cuộc, suốt đời vắt mình cống hiến cho sự nghiệp chung vì một xã hội văn minh và tiến bộ”.

{keywords}
 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Đọc lời đáp từ, con trai cả của GS. Nguyễn Đăng Mạnh gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ thiết thực, sự động viên, thăm hỏi, chia sẻ sâu sắc của đông đảo nhà văn, các trí thức, các nhà khoa học, đồng nghiệp và các thế hệ học trò về sự ra đi của cha mình.

“Chính những tình cảm chân thành và sâu sắc ấy là di sản vô giá không gì có thể so sánh được. Đó cũng là tài sản lớn nhất mà ông để lại cho gia đình, con cái. Niềm tự hào, sự động viên tinh thần của tất cả mọi người giúp gia đình chúng tôi vượt qua nỗi đau” – ông Nguyễn Đăng Thanh nói.

Trước sự ra đi của GS. Nguyễn Đăng Mạnh, PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống – một học trò có mối quan hệ thân tình với ông nhiều năm đã chia sẻ nhiều cảm xúc.

{keywords}
GS. Nguyễn Đăng Mạnh. (Ảnh: Facebook Đỗ Ngọc Thống)

Đó là ký ức về "một người có tâm hồn rất trẻ trung, thích gần lớp trẻ, thích lang thang giao du, sợ sự tẻ nhạt, nhàm chán".

“Ông rất khác với một số vị giáo sư “mũ cao áo dài”, bao giờ cũng chăm chút cho mình một dáng vẻ đạo mạo, tạo ra bằng được một cốt cách đĩnh đạc, uy nghi. Nguyễn Đăng Mạnh không thế. Ông luôn“lòa xòa”mình đi, bình thường, dân dã” - PGS Thống viết.

Tới dự tang lễ ông có các thế hệ học trò, những người từng làm việc với ông ít nhiều.

TS. Trần Ngọc Hiếu, giảng viên khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Là một học trò thế hệ sau, tôi rất trân trọng thầy Mạnh ở 2 điểm. Thứ nhất, thầy là người có năng lực nhận ra những tài năng trong văn học. Thứ hai, phương pháp nghiên cứu của thầy đánh dấu một bước chuyển rất quan trọng của nghiên cứu văn học. Tôi nghĩ, những kiến giải của GS. Nguyễn Đăng Mạnh về tư tưởng nghệ thuật, về phong cách đều là những kiến giải mà cho đến bây giờ vẫn có sự ảnh hưởng với chúng tôi, đặc biệt là những người chuyên nghiên cứu về phê bình văn học đương đại”.

{keywords}
GS Nguyễn Đăng Mạnh. Ảnh: FB Đoàn Tử Huyến

 

Ông Trần Ngọc Ánh tới từ Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, đơn vị đã làm việc với GS Mạnh trong thời gian khoảng 4 năm, cũng dành những lời trân trọng tới người thầy đáng kính:

“Thầy là một con người điềm đạm, hiểu biết, phông rộng, nghiên cứu sâu. Nhiều nghiên cứu viên của Trung tâm Di sản học tập được ở thầy rất nhiều về đức độ, phong thái. Làm việc với thầy khoảng 4 năm nhưng mỗi một lần đến là một cái hay khác nhau”.

Nguyễn Thảo – Lê Anh Dũng