UBND TP.HCM vừa có đề xuất gửi HĐND thành phố về chính sách nhằm thu hút và giữ chân giáo viên mầm non công tác tại thành phố. Theo đó UBND thành phố đề xuất mỗi năm cần 250,197 tỷ để giữ chân giáo viên mầm non.

Số kinh phí này sẽ được phân bổ như sau: 

Để giảm khối lượng và áp lực công việc cho giáo viên mầm non bằng cách bổ sung số giáo viên/lớp đủ theo quy định theo dạng khoán, ngân sách thành phố cấp. Hợp đồng khoán theo mức lương tối thiểu vùng 3.750.000 đồng. Tổng kinh phí dự kiến là 32,366 tỷ đồng.

{keywords}

Bổ sung nhân viên nuôi dưỡng để hỗ trợ việc chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh cho trẻ do quy định không có định biên chức danh nhân viên nuôi dưỡng. Kinh phí cho 1 hợp đồng khoán theo mức lương 2.000.000đ/tháng, trong đó kinh phí hợp đồng là 50% xã hội hóa –50% ngân sách hỗ trợ kinh phí. Dự kiến tổng kinh phí 39,429 tỷ đồng.

Điều chỉnh thu nhập và chế độ đãi ngộ cho giáo viên mầm non: Kinh phí dùng để hỗ trợ thêm cho giáo viên mầm non số tiền tương đương 160 giờ/năm với tổng kinh phí khoảng 56,28 tỷ đồng.

Số kinh phí để hỗ trợ để khuyến khích giáo viên mầm non có trình độ chuyên môn đến công tác tại các cơ sở giáo dục mầm  non các bậc thạc sĩ:1,5 triệu/tháng/người, Đại học là 1,1 triệu/người/tháng, CĐ là 550 ngàn đồng/người/tháng. Tổng kinh phí dự kiến là 89,785 tỷ đồng.

Nâng mức hỗ trợ thêm 25% tiền lương do tính chất công việc đối với cán bộ quản lý, giáo viên theo Nghị quyết 01/01/2014/NQ-HĐND lên 10% bằng với cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy nhóm lớp 6 đến 18 tháng tuổi theo Nghị quyết 01 (tổng mức hỗ trợ 35% theo quy định trung ương và 35% thành phố hỗ trợ thêm). Kinh phí dự kiến 33,335 tỷ đồng.

Cũng theo đề xuất này hiện nay với quy mô trẻ/nhóm, lớp và nhu cầu 2,0 GVMN/nhóm, lớp hiện tại sau khi tuyển thêm, hàng năm thành phố vẫn thiếu khoảng 500 giáo viên để đạt theo qui định. Trung bình mỗi năm thành phố chỉ tuyển được khoảng 1.466 người/nhu cầu trung bình là 1.965 người.

Theo UBND TP.HCM hiện nay mỗi giáo viên mầm non cần khoảng 10 -12h/ngày để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đây là áp lực công việc quá lớn đối với người giáo viên, nhất là khi giáo viên đó có con nhỏ, cần được người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Trong khi đó Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về quy định chế độ làm việc đối với GVMN như sau: “Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần”. Trong Thông tư 48 cũng quy định giáo viên kiêm nhiệm được giảm 2 giờ dạy/tuần nhưng thực tế cũng khó thực hiện được cũng vì thực trạng thiếu giáo viên.

Lê Huyền