- Hình ảnh 8 thầy giáo thay nhau khiêng cáng cô Chung qua 10km đường rừng sạt lở với những những bậc thang gỗ bắc tạm đã gây xúc động mạnh cho người xem.

Tối 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Thay lời tri ân” năm 2018. Câu chuyện trồng người của cô Đinh Lệ Chung - Phó hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy giáo Trường PTDTBT tiểu học An Lương đã khiến nhiều người xúc động.

Trận lũ kinh hoàng vào tháng 8/2018 đã khiến cả thôn bản bị vùi trong lớp đất đá. Đó cũng là lúc các thầy cô giáo của Trường PTDTBT Tiểu học An Lương (Yên Bái) phải quay trở lại để đón học sinh đến trường.

Con đường trước đây vốn chỉ đi hết chừng 1 tiếng nếu đường xá thuận lợi. Nhưng sau trận mưa lũ, nhiều đoạn đường bị sạt hẳn xuống như một cái hồ nhỏ. Hành trình kéo dài 17 cây số đến trường không thể di chuyển bằng xe máy. Các thầy cô phải dùng sức người cõng những bao lương thực nặng gần 30kg “lên non” cho các em học sinh bán trú.

Đó là cuộc hành trình đầy gian nan mà theo thầy Nguyễn Quang Diện - Hiệu trưởng nhà trường, "chỉ cần nhắm mắt nghĩ lại cũng cảm thấy đầy sợ hãi".

"Ngày trở lại trường sau cơn lũ tàn phá khủng khiếp, đường không thể đi được nữa. Tôi tự hỏi chỉ còn vài ngày thôi học sinh sẽ trở lại trường. Không biết các em sẽ ăn cái gì?".

Ở nhà không có cái ăn nhưng đến trường, học sinh phải được ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên khi đó, trường chỉ còn gạo sót lại từ năm học trước. Việc làm thế nào để học sinh có cái ăn cũng là một thách thức lớn khi An Lương đang bị cô lập.

"Nhưng dân sống được mình cũng sống được" - Thầy Diện động viên đồng nghiệp.

Thế là thầy Diện quyết định vận động các thầy giáo trong trường đi bộ gùi lương thực về cho các em học sinh. Sau gần chục ngày trèo đèo, vượt lũ, đu dây băng rừng, các thầy đã gùi được hơn 2 tấn lương thực giúp học sinh đủ dùng trong hết tháng 9.

Trong khi các thầy đi gùi lương thực thì các cô giáo ở lại trường trồng rau. Chỉ sau gần 1 tháng,thầy cô tạm yên tâm về cái ăn cho học sinh khi các em quay trở lại trường.

{keywords}

Đó là cuộc hành trình đầy gian nan mà theo thầy Diện, cô Chung, "chỉ cần nhắm mắt nghĩ lại cũng cảm thấy đầy sợ hãi".

Để thuyết phục học trò sau mưa lũ, các thầy mỗi người còn đóng góp một ngày lương cho những gia đình bị thiệt hại sau cơn lũ. Phải đến sát ngày khai giảng, các thầy mới huy động được học sinh đến trường.

Trên cuộc hành trình đầy hiểm nguy đó không phải không có nước mắt. Đó là câu chuyện của cô Đinh Lệ Chung - Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT tiểu học An Lương hơn 4 tháng mang thai. Hành trình đi bộ một ngày từ 4 giờ sáng đến 5 giờ chiều vào đến điểm trường rồi cùng các thầy cô đi quyên góp khắc phục sau lũ ở thôn bản đã khiến cô Chung có dấu hiệu bị động thai.

Các đồng nghiệp của cô Chung đã ngay lập tức phải dùng cáng khiêng cô qua hơn 10km đường rừng để đến bệnh viện. Thế nhưng, đứa trẻ không thể giữ lại được nữa.

"Khi ấy mọi người ai cũng mệt mỏi, đường lại trơn trượt khó đi nhưng các đồng nghiệp vẫn tranh nhau "Để anh khiêng". Tôi nằm trong cáng nước mắt cứ thế trào ra. Dù mệt nhưng mọi người vẫn động viên "Em đừng khóc. Sẽ không có gì xảy ra đâu", cô Chung bật khóc trên sân khấu khi nhớ lại câu chuyện cũ.

Dù không có một cái kết trọn vẹn nhưng nhìn những gì đồng nghiệp làm cho mình, cô giáo Đinh Lệ Chung đã mạnh mẽ vượt qua nỗi mất mát để sau 40 ngày trở lại với công việc giảng dạy.

Xúc động và cảm phục trước nghị lực của các thầy cô giáo của Trường PTDTBT tiểu học An Lương, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói rằng, những câu chuyện về các thầy cô vùng khó, giữa thiếu thốn đủ bề vẫn miệt mài gieo chữ, vừa là thầy cô, vừa là cha mẹ, cắt tóc, cắt móng tay, vá quần áo, lao động để cải thiện bữa ăn cho trò; những thầy cô trường bán trú thức khuya, dậy sớm tình nguyện nấu cháo ăn sáng cho học sinh tại trường đều là những hình ảnh rất đẹp, rất xúc động.

Không ít thầy cô gia đình vừa vượt qua lũ dữ, khó khăn bộn bề vẫn góp ngày lương để học trò được đến trường; cung đường đến trường hiểm trở, có đoạn không thể đi được phải đu dây vẫn gùi lương thực để học sinh có thực phẩm đúng ngày khai trường.

Còn rất nhiều những thầy cô giáo, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến núi cao đang đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, giản dị mà cao quý như vậy. Đảng và Chính phủ luôn xác định đội ngũ nhà giáo là nhân tố then chốt quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Con đường đổi mới đang ở những bước đầu, phía trước còn rất nhiều gian khó.

Đồng thời Bộ trưởng cũng gửi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đã và đang công tác trong ngành giáo dục, mong rằng, các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý, nhân viên toàn ngành tiếp tục thấm nhuần tinh thần đổi mới, vượt qua khó khăn,nêu cao tinh thần trách nhiệm, say mê nghề nghiệp, thực sự là “tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà.

Thúy Nga

Lớp mẫu giáo canh tân đầu tiên ở Hà Nội cách đây hơn 70 năm

Lớp mẫu giáo canh tân đầu tiên ở Hà Nội cách đây hơn 70 năm

Hơn 70 năm trước, lớp mẫu giáo đầu tiên theo phương pháp giáo dục hiện đại đã xuất hiện ở Thủ đô Hà Nội.

Chuyện cảm động ở lớp học của thầy giáo viết chữ bằng miệng

Chuyện cảm động ở lớp học của thầy giáo viết chữ bằng miệng

Từ một người tàn tật, anh Trường đã miệt mài khổ luyện để viết chữ bằng miệng, dạy chữ cho trẻ em nghèo.

“Tôi bảo học trò gọi là ông, bởi nghĩ mình chưa xứng với chữ thầy”

“Tôi bảo học trò gọi là ông, bởi nghĩ mình chưa xứng với chữ thầy”

Dù dạy học nhưng ông Đặng Tiến Dũng không cho phép học trò gọi là "thầy", bởi cho rằng mình chỉ xứng đáng được gọi là “ông” vì không có bằng cấp.

Chỉ 1 tin nhắn là đủ, sao phải bắt giáo viên đi 50 km để họp vô bổ?

Chỉ 1 tin nhắn là đủ, sao phải bắt giáo viên đi 50 km để họp vô bổ?

Dù đã từ lâu ngành giáo dục có những chỉ đạo để giảm, nhưng cuối cùng hàng năm giáo viên vẫn bội thực sổ sách. Nhiều cuộc họp vô bổ, không cần thiết vẫn được tổ chức làm ảnh hưởng tới thời gian của các thầy cô.

"Ngủ quên trong thành tích quá khứ sẽ làm đoàn tàu giáo dục chạy chậm"

"Ngủ quên trong thành tích quá khứ sẽ làm đoàn tàu giáo dục chạy chậm"

Những thế hệ thầy và trò trưởng thành từ mái nhà khoa Anh văn đã cùng gặp lại nhau để chia sẻ niềm vui và sự tự hào về truyền thống của một đơn vị đào tạo ngoại ngữ hàng đầu cả nước.

"Học sinh ngủ trước cả khi tôi bắt đầu bài giảng, vậy lỗi tại ai?"

"Học sinh ngủ trước cả khi tôi bắt đầu bài giảng, vậy lỗi tại ai?"

"Tôi nhận ra rằng nếu có học sinh ngủ hẳn ở trong tiết học thì đó là lỗi của giáo viên đang đứng giờ đấy. Nhưng ngày nay, học sinh thậm chí còn ngủ trước khi tôi bắt đầu bài giảng của mình, vậy thì lỗi là tại ai?".