- Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo tại Bộ GD-ĐT, Bộ Công thương và một số UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thanh tra Chính phủ nhìn nhận Bộ GD-ĐT còn chậm khi xây dựng ra soát và điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong giáo dục, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, cơ cấu không hợp lý, trình độ không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng giáo dục. Chưa hoàn thành được quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong đó có mạng lưới các trường sư phạm. Việc tham mưu cho Chính phủ và ban hành bổ sung chính sách về lương, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, phù hợp với vùng miền, chế độ ưu đãi đối với giảng viên, giáo viên, nhà giáo làm công tác quản lý còn chậm.

Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, chưa bám sát thực tế phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển dân số tự nhiên dẫn tới mang lưới cơ sở giáo dục tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, vẫn còn thiếu, chưa đủ tiêu chuẩn.

Về thực hiện chính sách nhà giáo, kể từ khi triển khai các quy định của Luật viên chức và Nghị định 29 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý viên chức đến thời điểm kiểm tra là 5 năm nhưng Bộ GD-ĐT chưa ban hành văn bản, quy định điều kiện tiêu chuẩn nội dung hình thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trong thời gian dài gây tâm tư, tâm lý không yên tâm công tác trong bộ phận không nhỏ viên chức giáo dục.

Việc thực hiện chế độ lương, phụ cấp đối với nhà giáo còn tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tâm lý, chất lượng của viên chức giáo dục. Các kiến nghị đề xuất về chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa được Bộ quan tâm đúng mức và kịp thời.

Thanh tra yêu cầu Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ để ban hành chính sách tiền lượng theo vị trí việc làm, trình độ đào tạo, phụ cấp thâm niên. Sửa đổi các văn bản liên quan đến định mức biên chế, ban hành các quy định về chức danh nghề nghiệp...

Thanh tra Chính phủ cũng nhìn nhận trong giai đoạn 2013 - 2016, công tác quản lý giáo dục về nội dung: đội ngũ nhà giáo, hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, biên chế sự nghiệp...được Bộ GD-ĐT thực hiện đồng bộ; với những kết quả quan trọng như: Hoàn thiện dần hệ thống giáo dục quốc dân đảm bảo tính liên thông, linh hoạt; xây dựng dược đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trình độ ngày càng cao; chú trọng đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, công tác đánh giá, thi cử...

Lê Huyền

Đề xuất tăng lương giáo viên là có cơ sở

Đề xuất tăng lương giáo viên là có cơ sở

Vấn đề lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc hành chính sự nghiệp vào Luật giáo dục sửa đổi được nhóm chuyên gia soạn thảo nhận định có cơ sở.

Xếp "lương giáo viên cao nhất" khó hay dễ?

Xếp "lương giáo viên cao nhất" khó hay dễ?

“Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp”. Quan điểm từng được khởi xướng cách đây 20 năm nay đang được Bộ GD-ĐT đề xuất đưa vào luật, liệu khả thi đến đâu?

Lương giáo viên sẽ được xếp cao nhất

Lương giáo viên sẽ được xếp cao nhất

Đó là một trong những thay đổi lớn trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi mà Bộ GD-ĐT đang soạn thảo và trình Chính phủ.

Lương giáo viên các nước giàu biến động thế nào?

Lương giáo viên các nước giàu biến động thế nào?

Trong số một nửa các quốc gia thuộc OECD có dữ liệu về lương theo luật định của năm 2000 và 2015, hầu hết có mức lương tăng trong suốt giai đoạn này.