- Thiên thạch hay còn được gọi là "đá trời", dùng để chỉ nhiều loại thiên thể với các bản chất hoàn toàn khác nhau.

4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích
Người ngoài hành tinh đang cố gửi thông điệp cho Trái đất?
NASA xác nhận đã tìm ra Trái đất thứ 2 trong dải Ngân hà

{keywords}

Theo Wikipedia định nghĩa thì Thiên thạch (tiếng Anh là meteoroid) là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất. Khi còn ở trong vũ trụ thì nó được gọi là vân thạch. Khi thiên thạch từ ngoài không gian rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất thì áp suất nén làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng, có thể có sự đốt cháy lớp ngoài. Nó tạo ra hiện tượng "sao băng" dạng điểm sáng và thường có cái đuôi hướng từ phía Trái Đất đi ra. Một số thiên thạch có kích thước đủ lớn và nhân khó bốc hơi, thì có thể rơi đến bề mặt Trái đất, để lại viên hay khối rắn và khối này vẫn được gọi là "thiên thạch" (meteorite).

Ngoài ra, thiên thạch dạng đá chưa bị thay đổi do sự tan chảy hoặc biến đổi của nguồn thiên thạch mẹ, được gọi là chondrit. Thường thì khi thiên thạch di chuyển với vấn tốc nhanh và khi va vào bề mặt của một hành tinh hay tiểu hành tinh thì nó để lại trên bề mặt của hành tinh đó những mảnh vỡ hay những dấu vết về sự va chạm. Chúng ta có thể thấy rõ những ảnh chụp từ trong không gian của NASA về những vết rỗ trên Mặt trăng vì ở đây không có gió hay trên Hỏa tinh (Sao Hỏa).

Trên thế giới đã tìm thấy rất nhiều những nơi mà dấu vế về vụ va chạm thiên thạch để lại. Tính đến giữa năm 2006, trên thế giới đã có khoảng 1050 mẫu thiên thạch từ những vụ va chạm và có khoảng 31000 tài liệu ghi chép về thiên thạch. Một số từ điển tiếng Việt (từ điển giải nghĩa) đã định nghĩa khác nhau về thiên thạch là vẫn thạch (tiếng Anh: meteorite), đôi khi còn viết là vân thạch. Nhiều tài liệu dùng từ "thiên thạch" để chỉ tiểu hành tinh (tiếng Anh là asteroid) Một số từ điển Anh Việt dịch chung lẫn nhau giữa vẫn thạch, vân thạch, thiên thạch cho từ meteoroid, meteor, meteorite. Thực ra vẫn thạch là phần còn lại của thiên thạch đến từ vùng không gian giữa các hành tinh bay vào khí quyển, bị cháy mất một phần và rơi xuống bề mặt Trái Đất. Vẫn thạch còn được tìm thấy trên bề mặt của Mặt Trăng và Sao Hỏa. Nó khác với khái niệm Thiên thạch.

Về nguồn gốc các tên của thiên thạch thì những thiên thạch được đặt cái tên theo nơi mà được tìm thấy chúng, thường là một thành phố hay thị trấn hoặc gần một nơi nào đấy xét về mặt địa lý. Còn trong trường hợp tìm thấy nhiều thiên thạch ở cùng một nơi thì thêm vào những ký tự hoặc chữ số vào sau tên gọi (ví dụ như, Allan Hills 84001 hay Dimmitt).

Một số thiên thạch được đặt một biệt hiệu hoàn toàn khác: thiên thạch Sylacauga ở trong thành phố Talladega County, Alabama, Hoa Kỳ đôi khi còn được gọi thiên thạch Hodges sau Ann Hodges. Tuy nhiên, những cái tên biệt hiệu này thường được các nhà khoa học, thiên văn học nghiên cứu và đặt tên.

Cấu trúc của Hệ mặt trời gồm có gì?

Cấu trúc của Hệ mặt trời gồm có gì?

Trong Hệ mặt trời ngoài thiên thể chính là Mặt trời thì còn chó nhiều hành tinh cũng như hàng ngàn thiên thể nhỏ bao quanh chúng.

Hệ mặt trời là gì?

Hệ mặt trời là gì?

Bạn đã từng nghe đến khái niệm Hệ mặt trời hay là thái dương hệ? Cả hai khái niệm này là giống nhau và bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về khái niệm này.

10 điểm thú vị về Mặt trời bạn có thể chưa biết

10 điểm thú vị về Mặt trời bạn có thể chưa biết

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm của Hệ mặt trời nó quyết định thời tiết, khí hậu trên trái đất. Dưới đây là những đặc điểm bạn có thể chưa biết.

Nhật Linh (tổng hợp)