- Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất.

Giải thích hiện tượng Nhật thực theo dạng hình học
Những thiên thạch lớn nhất trên Trái Đất từng được tìm thấy
Khái niệm về người ngoài hành tinh có từ khi nào?

{keywords}

Nhìn từ Trái Đất, Sao Thủy hiện lên với chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày, và nhanh hơn hẳn những hành tinh khác. Chính vì đặc điểm tốc độ chuyển động nhanh,  người La Mã đặt tên hành tinh là Mercurius (theo tên vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng). Trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Hermes. Tên tiếng Việt của hành tinh này có nguồn gốc dựa theo tên do Trung Quốc đặt, chọn theo hành thủy trong ngũ hành.

Do Sao Thủy gần như không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng, bề mặt Sao Thủy trải qua sự biến đổi nhiệt độ lớn nhất trong số các hành tinh, thay đổi từ 100K (−173 °C) vào ban đêm tới 700K (427 °C) vào ban ngày.

Trục quay của Sao Thủy có độ nghiêng vào loại nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời (khoảng 1⁄30 độ), nhưng hành tinh lại có độ lệch tâm quỹ đạo lớn nhất. Tại viễn điểm quỹ đạo, Sao Thủy ở cách xa Mặt Trời hơn 1,5 lần khi so với hành tinh ở cận điểm quỹ đạo. Bề mặt hành tinh nhìn trông giống như bề mặt của Mặt Trăng với rất nhiều hố va chạm , và hành tinh không còn hoạt động địa chất trong hàng tỷ năm trước.

Trên Sao Thủy còn có đặc điểm nổi bật là không có sự biến đổi thời tiết theo mùa như ở các hành tinh khác bởi vì nó không có bầu khí quyển đáng kể. Hành tinh bị khóa thủy triều với Mặt Trời do đó nó quay trên quỹ đạo rất khác so với các hành tinh khác. Khi lấy các ngôi sao cố định làm điểm mốc, nó tự quay được chính xác ba vòng trong hai chu kỳ quỹ đạo quanh Mặt Trời.

Khi nhìn từ Mặt Trời, trong hệ quy chiếu quay cùng với chuyển động quỹ đạo, hành tinh hiện lên chỉ quay quanh trục một lần trong hai "năm" Sao Thủy. Do vậy nếu có người đứng trên Sao Thủy họ chỉ nhận thấy một ngày trong hai năm.

Bởi vì quỹ đạo Sao Thủy nằm bên trong quỹ đạo Trái Đất (và của Sao Kim), khi nhìn từ Trái Đất hành tinh có lúc hiện lên vào buổi sáng hoặc vào buổi tối, nhưng không bao giờ có thể nhìn thấy lúc nửa đêm. Tương tự như Sao Kim và Mặt Trăng, hành tinh cũng có các pha quan sát khi nó di chuyển trên quỹ đạo. Sao Thủy không có một vệ tinh tự nhiên nào. Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ −2,0 đến 5,5; nhưng vì quá gần Mặt Trời nên nếu quan sát hành tinh này qua kính viễn vọng rất khó khăn và ít khi thực hiện được.

Hai phi thuyền Trái Đất đã từng ghé thăm sao Thủy: Mariner 10 bay vào năm 1974 và 1975; và MESSENGER, được phóng lên vào năm 2004, đã quay quanh sao Thủy hơn 4.000 lần trong bốn năm. Tàu cạn kiệt nguồn nhiên liệu và rơi vào bề mặt hành tinh này vào ngày 30 tháng 4 năm 2015.

Con người đã phát thông điệp cho người ngoài hành tinh?

Con người đã phát thông điệp cho người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học dự kiến đã từng phát đi thông điệp cho người ngoài hành tinh về sự tồn tại của Trái Đất?

Thiên thạch đầu tiên được đặt tên theo người Việt

Thiên thạch đầu tiên được đặt tên theo người Việt

Giới khoa học đã quyết định lấy tên cô đặt cho thiên thạch mà cô khám phá ra bên ngoài Thái Dương hệ của chúng ta. Đó là giáo sư Jane Lưu.

Nhật thực có xảy ra thường xuyên không? tần suất thế nào?

Nhật thực có xảy ra thường xuyên không? tần suất thế nào?

Nhật thực xảy ra nhờ cấu hình hình học đặc biệt của Mặt trăng, Trái Đất và mặt Trời.

Nhật Linh (theo Wikipedia)