- Nhằm thúc đẩy công bố quốc tế và hỗ trợ đào tạo tiến sĩ, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (thuộc ĐHQG Hà Nội) sẽ đầu tư 250 triệu cho một đầu sách trong danh mục ISI/Scopuss.

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc ĐHQG Hà Nội) vừa ban hành Chương trình thúc đẩy công bố quốc tế và hỗ trợ đào tạo tiến sĩ (giai đoạn 2018 – 2022). 

Mục tiêu chung của chương trình nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thông qua xuất bản quốc tế, qua đó mở rộng vị thế của các ngành đào tạo, hỗ trợ nghiên cứu, phục vụ kiểm định và xếp hạng… hướng đến tự chủ đại học vào năm 2020 theo yêu cầu của Chính phủ, hỗ trợ trực tiếp cho công tác tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ trong bối cảnh các yêu cầu mang tính “quốc tế” ngày càng tăng.

Mục tiêu cụ thể của chương trình là đầu tư kinh phí để tạo ra những ấn phẩm quốc tế thuộc nhiều cấp độ (từ các xuất bản thuộc danh mục ISI/Scopus đến các tạp chí và sách có chỉ số xuất bản chuẩn quốc tế ISNN, ISBN), mang tính tập thể của các cán bộ (và nghiên cứu sinh) của nhà trường.

Những ấn phẩm nằm trong danh sách được đầu tư kinh phí bao gồm: Số tạp chí chuyên san, sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách viết chung với học giả quốc tế… do cán bộ của nhà trường chủ biên, đồng chủ biên, tham gia đóng góp chương/bài… có ghi rõ nhà trường tài trợ (hoặc đồng tài trợ).

Cụ thể, định mức đầu tư là: 250 triệu/đầu sách trong danh mục ISI/Scopus hoặc trong top 500 trường đại học theo xếp hạng của các bảng xếp hạng các trường đại học có uy tín: THE, QS, ARWU…; 200 triệu/đầu sách nằm trong danh mục A-B SENSE; 150 triệu/đầu sách không nằm trong 2 loại trên nhưng vẫn có ISBN chuẩn (khuyến khích in tại các NXB chuyên ngành; các trường đại học trong TOP 2.000 của THE, QS và ARWU hoặc hạng C của SENSE…); 100 triệu/đầu sách là sản phẩm của hội thảo quốc tế (được tổ chức tại trường), được in chính thức bằng một trong 5 ngoại ngữ chính tại một nhà xuất bản uy tín trong nước.

Các ấn phẩm quốc tế mang tính cá nhân, không đăng ký hỗ trợ kinh phí từ chương trình này (bài tạp chí, chương sách, chuyên khảo…) sẽ được khen thưởng theo quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của nhà trường.

TS. Trần Quang Tuyến, giảng viên Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) – là tác giả và đồng tác giả của khoảng 30 bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus – cho rằng, chính sách này của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nói riêng và của các trường đại học Việt Nam nói chung là một hướng đi đúng đắn, đặc biệt là với các trường đại học có nhiều ngành nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản.

Theo TS. Tuyến, việc hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu cơ bản là rất quan trọng. “Các nghiên cứu ứng dụng thường xin được tài trợ từ phía doanh nghiệp, khách hàng nhiều hơn. Còn nghiên cứu cơ bản thì rất khó để xin được tài trợ bên ngoài. Vì thế, nguồn tài trợ của Nhà nước là rất quan trọng với lĩnh vực này. Ở các nước trên thế giới, nghiên cứu cơ bản cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ từ Nhà nước”.

Ông cũng đánh giá cao tầm quan trọng của nguồn hỗ trợ này, bởi vì đây chính là nguồn lực quan trọng giúp người làm nghiên cứu cơ bản chuyên tâm làm sản phẩm tốt hơn.

Tuy nhiên, để chính sách triển khai có hiệu quả trên thực tế, vị tiến sĩ này cho rằng cần phải có những cách thức giải ngân thuận tiện về mặt thủ tục hành chính, giảm bớt sự mệt mỏi, rườm rà cho người được nhận hỗ trợ.

Ngoài ra, với những hạng mục đặt mục tiêu chuẩn quốc tế, nên bỏ qua các hội đồng đánh giá trung gian ở trong nước, mà nên để cho các đơn vị quốc tế phản biện, nghiệm thu; hoặc phải chọn ra những hội đồng đánh giá khách quan và đạt trình tương đương với yêu cầu đặt ra với người làm nghiên cứu.

“Ngày nay, uy tín, thương hiệu của một trường đại học - ngoài các bài báo xuất bản trên tạp chí quốc tế - còn là những cuốn sách được xuất bản bởi các nhà xuất bản hàng đầu thế giới. Chúng ta không thể thỏa mãn mãi những cuốn sách trong nước, mà phải vươn ra thế giới” – TS. Tuyến khẳng định.

Nguyễn Thảo

Tại sao thưởng 200 triệu đồng cho một bài báo quốc tế?

Tại sao thưởng 200 triệu đồng cho một bài báo quốc tế?

Đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đưa ra mức "thưởng" 200 triệu đồng cho một bài báo công bố quốc tế đạt ISI/SCOPUS Q1 có IF>2.

Oái oăm chấm điểm bài báo khoa học bổ nhiệm GS

Oái oăm chấm điểm bài báo khoa học bổ nhiệm GS

Thiếu hẳn quy trình phản biện chặt chẽ, đăng bài theo kiểu xin-cho khiến giới chuyên môn không tin tưởng vào chất lượng đăng trên tạp chí khoa học tại Việt Nam.

Thứ trưởng Khoa học nói lại chuyện 800 triệu/bài báo quốc tế

Thứ trưởng Khoa học nói lại chuyện 800 triệu/bài báo quốc tế

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, con số 800 triệu ông nói trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 25/5 là số tiền tài trợ cho một nhiệm vụ khoa học chứ không phải cho 1 bài báo công bố quốc tế.

Những trường ĐH chi trăm triệu cho bài báo công bố quốc tế

Những trường ĐH chi trăm triệu cho bài báo công bố quốc tế

Nhiều trường đại học hiện nay đã sẵn sàng chi thưởng cao cho những bài báo công bố quốc tế.

Phát hiện bài báo tiếng Pháp của Tướng Giáp viết năm 15 tuổi

Phát hiện bài báo tiếng Pháp của Tướng Giáp viết năm 15 tuổi

Bà bạn Mỹ Lady Bortoncó lần kể về việc bà tìm ra một bài báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết năm 15 tuổi.