- Sau 10 năm hoạt động, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted) đã hỗ trợ 2.800 nhiệm vụ KH&CN và hơn 10.000 lượt nhà khoa học.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu tại Hội nghị

Đây là con số được đưa ra trong Báo cáo kết quả 10 năm hoạt động của Quỹ tại Hội nghị tổng kết và đánh giá hoạt động của Nafosted giai đoạn 2008 – 2018 diễn ra ngày 5/12.

Báo cáo cho biết, tính đến hết năm 2017, Quỹ đã thực hiện tài trợ, hỗ trợ cho gần 2.800 nhiệm vụ KH&CN, hỗ trợ 850 hoạt động nâng cao năng lực KH&CN quốc gia.

Nafosted bắt đầu triển khai các hoạt động tài trợ, hỗ trợ từ năm 2009. Trong 10 năm đầu hoạt động, Qũy đã được cộng đồng các nhà khoa học ghi nhận, trở thành một kênh tài trợ, hỗ trợ quen thuộc của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng quản lý Qũy Phạm Công Tạc cho biết, đây là mô hình mới trong quản lý KH&CN ở Việt Nam, dần tiệm cần gần hơn với mô hình của thế giới và ngày càng nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng các nhà khoa học.

Hàng năm Nafosted tài trợ trên 300 nhiệm vụ KH&CN với hàng nghìn lượt nhà khoa học tham gia. Ngoài việc giải quyết các vấn đề đặt ra, các nhiệm vụ KH&CN đã đưa lại một lượng lớn các sản phẩm khoa học. Số lượng công trình công bố ISI là sản phẩm từ các đề tài nghiên cứu cơ bản do Nafosted tài trợ được duy trì, chiếm khoảng 20 – 25% công bố ISI tính cho Việt Nam và ước tính chiếm khoảng trên 50% số công trình công bố ISI được tài trợ từ ngân sách Nhà nước.

Đến nay, Nafosted đã tài trợ hơn 10.000 lượt nhà khoa học, giúp số lượng lớn các nhà khoa học duy trì hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, có chất lượng, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản.

Các tài trợ của Nafosted tương đối đồng đều theo phân bố nguồn nhân lực KH&CN. Tỷ trọng nhà khoa học trẻ được hỗ trợ lớn, góp phần phát triển nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao. Các hoạt động hỗ trợ khoa học, chương trình hợp tác quốc tế tạo cơ hội cho các nhà khoa học Việt Nam trao đổi chuyên môn, tạo dựng mối quan hệ với các nhà khoa học xuất sắc trên thế giới trong cùng lĩnh vực nghiên cứu.

Chia sẻ tại Hội nghị, TS. Hoàng Văn Nghĩa, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định, Nafosted đã khẳng định đây là một mô hình phù hợp với xu hướng nghiên cứu trong nước. Qũy đã khẳng định rõ nét vai trò của nghiên cứu cơ bản trong sự phát triển chung của ngành KH&CN nước nhà.

TS. Hoàng Văn Nghĩa cũng cho rằng, trong thời gian tới cần bổ sung, hoàn thiện hơn nữa cơ chế chính về KH&CN, tạo điều kiện cho các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.

PGS.TS.Phạm Thành Huy, Trường Đại học Bách Khoa vui mừng cho biết, nhờ có sự hỗ trợ của Nafosted trong thời gian qua mà Viện Tiên tiến khoa học và công nghệ, Đại học Bách Khoa đã thu hút được nhiều tài năng trẻ, tăng đáng kể mức thu nhập cho những người làm công tác nghiên cứu, số công trình được công bố quốc tế tăng vượt bậc.

Trong 10 năm qua, Viện đã đào tạo được 9 nghiên cứu sinh thì có tới 8 người do Nafosted tài trợ và tất cả đều có bài báo đăng ISI.

Trong thời gian tới, PGS.TS.Phạm Thành Huy mong muốn Nafosted tài trợ dài hạn cho các công trình nghiên cứu tiềm năng, có nhiều hơn các chương trình tài trợ mới; mở ra không chỉ nghiên cứu cơ bản mà cả trong nghiên cứu ứng dụng.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho rằng, Nafosted là mô hình gắn với đột phá trong cơ chế quản lý, mô hình quản lý hướng đến chất lượng nghiên cứu gần với quốc tế. Đây còn là môi trường học thuật khách quan minh bạch, đơn giản hóa thủ tục, khuyến khích sáng tạo và là sự nỗ lực rất lớn của cả đội ngũ những người làm quản lý.

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ và khai trương hoạt động từ tháng 2/2008. Quỹ bắt đầu triển khai các hoạt động tài trợ, hỗ trợ từ năm 2009 với chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, trong đó thiết lập cơ chế quản lý khoa học thúc đẩy chất lượng và hội nhập trong hoạt động KH&CN. Sau đó, hoạt động của Quỹ từng bước được mở rộng về lĩnh vực, đối tượng và phương thức tài trợ, hỗ trợ.

Đến nay đã có trên 10.000 lượt nhà khoa học tham gia nghiên cứu, trên 2.400 tiến sỹ được đào tạo, trên 4.000 bài báo ISI được công bố thông qua gần 2.800 đề tài nghiên cứu được Quỹ tài trợ, hỗ trợ.


Mai Hà

 

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học

Theo bảng xếp hạng Nature Index 2018 do tổ chức Nature Research vừa công bố, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị dẫn đầu danh sách các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu trong nước về nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam có thực sự đang tụt hậu?

Nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam có thực sự đang tụt hậu?

Có đến 40.88% công bố quốc tế hoàn toàn do người Việt tự làm, đặc biệt 26.46% tác giả đã ít nhất một lần có công bố “solo” (một mình).

Cơ chế quỹ: Lối thoát cho hỗ trợ nghiên cứu khoa học

Cơ chế quỹ: Lối thoát cho hỗ trợ nghiên cứu khoa học

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không thay đổi quan điểm đầu tư cho KHCN như một dịch vụ công thì sẽ không có tác động lớn tới việc thay đổi bức tranh đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.

2 doanh nghiệp đầu tiên của dự án đổi mới sáng tạo bằng nghiên cứu khoa học “tốt nghiệp”

2 doanh nghiệp đầu tiên của dự án đổi mới sáng tạo bằng nghiên cứu khoa học “tốt nghiệp”

Hai doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tiên của Dự án đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học đã "tốt nghiệp".

Trường ĐH treo thưởng 200 triệu cho một nghiên cứu khoa học đạt ISI

Trường ĐH treo thưởng 200 triệu cho một nghiên cứu khoa học đạt ISI

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ thưởng 200 triệu đồng cho một bài báo công bố quốc tế đạt ISI có IF>2.