- 6h45’ sáng thứ Hai, chúng tôi có mặt tại sân Trường Tiểu học Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội – nơi cầu thủ Nguyễn Quang Hải đã từng có gần 4 năm học tại đây trước khi được chọn gia nhập lò đào tạo trẻ Hà Nội T&T vào năm 2006.

{keywords}
 

Nhiệt độ ngoài trời là 11oC, mới chỉ có rải rác vài học sinh có mặt tại trường. Ngôi trường nằm trên một con đường làng vắng vẻ, xung quanh là đồng ruộng bát ngát, không có nhà cửa hay hàng quán gần đó.

So với các ngôi trường trong nội thành Hà Nội, Trường Tiểu học Xuân Nộn có diện tích khá rộng với nhiều dãy nhà khang trang. Phía sau những dãy nhà chính là khoảng sân thể dục có diện tích khoảng 400 m2 – nơi mà cầu thủ Quang Hải ngày hôm nay đã từng cùng bạn bè tập luyện cho những giải đấu của trường, của huyện. Bên cạnh sân thể dục là nhà thể chất trong nhà để các em vui chơi và học thể dục những ngày mưa hoặc giá rét.

{keywords}
Học sinh đến lớp sáng thứ Hai tại Trường Tiểu học Xuân Nộn

7h sáng, các em đã tới khá đông. Những đứa trẻ ngoại thành tỏ ra rụt rè khi gặp người lạ. Chúng chạy biến vào trong lớp khi phóng viên giơ máy ảnh, nhưng chỉ cần hỏi “Các cháu có biết Quang Hải là ai không?”, đám trẻ lại ùa ra, tranh nhau nói. Một vài cu cậu nhanh nhảu còn mách: “Nhà Quang Hải ở Nhạn cô ạ!”

“- Hôm trước, các cháu có xem Quang Hải đá bóng không?”

“- Có ạ!”

“- Quang Hải ghi mấy bàn?”

“- Một ạ!”

“- Cháu có thích làm cầu thủ bóng đá như Quang Hải không?”

“- Cháu có!”

“- Tại sao?”

“- Làm cầu thủ được nhiều huy chương”

Tình yêu bóng đá của đám trẻ chỉ ngây thơ như thế.

 

Phía dưới sân trường, những cu cậu học lớp lớn hơn đang chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 5-7 đứa đang cùng nhau đá những trái bóng nhựa. Không cầu môn, cũng chẳng có luật chơi, chỉ là những đường chuyền nhau, đứa nào thích thì tung một cú sút thật mạnh cho “đã” chân. Trò chơi của đám trẻ thật đơn giản, đôi khi chỉ là để toát mồ hôi, xả năng lượng sau những giờ nhét chân dưới gầm bàn bí bách. Cách đây  hơn chục năm, Quang Hải của ngày hôm nay cũng đã từng say mê với trái bóng nhựa giống như những cậu bé này.

{keywords}
Những cậu bé say mê với trái bóng nhựa

Thầy Vũ Hoàng Anh – giáo viên Trường Tiểu học xã Xuân Nộn, nguyên tổng phụ trách của trường những năm Quang Hải đang theo học, kể lại những ngày tháng thầy cùng các học trò tập luyện cho những giải bóng đá cấp trường, sau đó là cấp huyện.

Năm nào trường Xuân Nộn cũng tổ chức giải bóng đá cấp trường giữa các lớp, sau đó là chọn những em xuất sắc nhất tham gia giải cấp huyện. “Hồi đó, tôi phát hiện Hải đá rất hay nên cho vào đội tuyển trường ngay. Ngày xưa Hải bé lắm, ít nói, trầm tính, nhưng đá bóng thì nhiệt tình, chân khéo, đặc biệt là chân trái”.

{keywords}
Sân thể dục nơi Quang Hải từng tập luyện cho các giải bóng đá của trường, huyện

“Ngày đó, mình tập cho bạn ấy sút phạt rất nhiều, đa số đá phạt là cho bạn ấy đá. Kỷ niệm nhớ nhất là năm đó thi giải cấp huyện. Một bạn sút trượt quả penalty cuối cùng nên đội trường mình chỉ được giải Nhì. Cả đội ôm nhau khóc. Hải cũng khóc rất nhiều” – thầy Hoàng Anh kể.

Đặc biệt, khi nhắc đến mẹ Hải, thầy Hoàng Anh vẫn nhớ bà rất nhiệt tình. Hải đi đá bóng ở bất kỳ đâu, mẹ em cũng đi theo. Bản thân Hải thì khỏi phải nói, rất hăng say tập luyện, ở đâu có bóng đá là nhiệt tình tham gia ngay.

Nhớ về cậu học trò đá bóng giỏi, cô Nguyễn Thị Chắc – giáo viên chủ nhiệm của Quang Hải hồi lớp 4 – cho biết, cô dạy Hải học kỳ 1 năm lớp 4 trước khi em được chọn lên đội tuyển.

{keywords}
Cô Nguyễn Thị Chắc - giáo viên chủ nhiệm của Quang Hải năm lớp 4

Đã về hưu được một năm nay, dạy Quang Hải cách đây đã 12 năm, nhưng cô Chắc vẫn nhớ những ký ức về cậu học trò bé nhỏ. “Lúc Hải chuẩn bị đi, cô nhớ, cả lớp đều nhớ em. Hải khóc nhiều. Nhiều lần tôi gặp mẹ Hải ở chợ, chị ấy cũng kêu nhớ cháu lắm”.

Trước khi đi, cô Chắc cho Hải một tệp giấy A4 mà lúc đó còn rất quý. “Hải vẽ rất đẹp, nên cô cho một tệp giấy, bảo con nhớ bạn nào thì vẽ bạn ấy” – cô Chắc cười khi nhớ lại kỷ niệm đẹp.

{keywords}
Quang Hải tại trường quay của VietNamNet trưa 29/1 tham gia giao lưu với độc giả. Ảnh: Phạm Hải

Cô vẫn nhớ Hải là một trong những học sinh học khá giỏi của lớp, dù không phải giỏi xuất sắc nhưng luôn nằm trong tốp 5. “Hải hòa đồng, sôi nổi ở trên lớp, cũng nghịch lắm nhưng không phải nghịch bướng bỉnh. Tôi vẫn nhớ, sau một trận bóng, các bạn về khoe cô, nhờ có Hải ghi một bàn thắng nên trường ta thắng đội Cổ Loa”.

Cô bảo, “nhìn học trò trên tivi, khuôn mặt, ánh mắt vẫn không khác lúc bé là mấy, chỉ lớn hơn thôi”.

Nguyễn Thảo – Thúy Nga

U23, cổ tích và khi đứa trẻ thức giấc

U23, cổ tích và khi đứa trẻ thức giấc

Các cầu thủ và ban huấn luyện là những người hùng, còn các cổ động viên là những nhà vô địch về sự nhiệt thành. Điều gì khiến khán giả chúng ta cháy bỏng tình yêu đến thế?  

Giáo dục Việt Nam cần những "huấn luyện viên" như Park Hang Seo

Giáo dục Việt Nam cần những "huấn luyện viên" như Park Hang Seo

Thành tựu của đội tuyển U23 Việt Nam đã gợi cảm hứng trong nhiều lĩnh vực. Những ngày qua, nhiều người đã chia sẻ những suy nghĩ của mình. 

Gạt nước mắt, sinh viên nắm tay nhau hát "Như có Bác Hồ..." sau chung kết U23 châu Á

Gạt nước mắt, sinh viên nắm tay nhau hát "Như có Bác Hồ..." sau chung kết U23 châu Á

Tại nhiều trường đại học, không khí đang vô cùng sôi động khi hàng nghìn sinh viên cùng tập trung chờ xem trận đấu lịch sử giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan.

Nữ sinh trào nước mắt xem chung kết U23 Việt Nam

Nữ sinh trào nước mắt xem chung kết U23 Việt Nam

Cổ vũ đội tuyển U23 Việt Nam trong trận chung kết lịch sử với đội tuyển U23 Uzbekistan, các nữ sinh đã bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc.  

Chẳng ai bảo ai, cả lớp con đều viết "Việt Nam chiến thắng"

Chẳng ai bảo ai, cả lớp con đều viết "Việt Nam chiến thắng"

Hôm nay lớp con có tiết Mỹ thuật, cô giáo yêu cầu các con viết chữ in hoa và viết chữ gì mà các con thích nhất