- Xuất sắc trở thành tân thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với số điểm 3,93/4, Hồng Anh cho rằng, bản thân cảm thấy buồn vì nhiều người vẫn đang có cái nhìn định kiến với ngành nghề mà cô theo học.

Người trẻ không nhất thiết phải theo lối mòn

Mới đây, Mã Hồng Anh trở thành một trong số 88 tân thủ khoa đầu ra được vinh danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trong số từng ấy thủ khoa, thủ khoa sư phạm là “đối tượng” được quan tâm hơn cả.

{keywords}

Hồng Anh vốn là cử nhân tốt nghiệp khoa tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

“Mọi người thường hỏi suy nghĩ của em trước thực trạng nhiều cử nhân sư phạm ra trường không xin được việc hay em có mong muốn được vào biên chế không?

Thực ra, có thể cơ quan nhà nước là ước mơ của nhiều bạn trẻ với mong muốn tìm kiếm sự ổn định, nhưng em nghĩ bản thân không nhất thiết phải đi theo lối mòn này”.

Hồng Anh vốn là cử nhân tốt nghiệp khoa tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Điều này theo cô có phần lợi thế hơn so với nhiều chuyên ngành khác trong cơ hội tìm kiếm việc làm.

“Nhiều người rằng nói trong ngành giáo dục có “quy định ngầm”, muốn vào biên chế phải mất cả trăm triệu. Em cũng không biết điều này có đúng hay không nhưng bản thân em không đặt nặng việc phải vào biên chế. Em nghĩ mình còn trẻ, còn có cơ hội thử sức ở nhiều môi trường khác nhau”.

Mục đích cuối cùng, theo Hồng Anh là bản thân phải cảm thấy yêu thích với chính công việc mình đang theo đuổi. Ngành sư phạm có nhiều cơ hội rộng mở nếu cử nhân thoát ra khỏi những lối mòn.

“Trước đây, cậu của em từng học Toán trong nước và giờ đã trở thành Phó giáo sư giảng dạy tại Pháp. Em thấy rằng ngành học của mình không chỉ gói gọn ở trong nước.

Ngoài ra, sinh viên học sư phạm sau khi ra trường có thể làm nghiên cứu, phiên dịch hay tham gia các tổ chức phi chính phủ. Mình phải tự chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm chứ không thể bó hẹp trong suy nghĩ mình học sư phạm nên chỉ có thể làm giáo viên được”.

Tân thủ khoa ước mơ mình có thể tiếp tục học cao hơn trong môi trường quốc tế, sau đó đem những kiến thức học được về áp dụng tại thực tiễn Việt Nam.

Sẽ khó xin việc nếu thiếu trải nghiệm thực tế

Nguyễn Hữu Nhân là thủ khoa thứ 2 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bản thân cậu cho rằng, danh hiệu thủ khoa chỉ là một bước đệm chứ không phải  lợi thế quá lớn trong quá trình đi xin việc.

Nhân bày tỏ quan điểm, việc nhiều sinh viên ra trường khó tìm kiếm việc làm có lẽ do thiếu thời gian trải nghiệm thực tế.

“Tấm bằng chỉ chứng minh một phần năng lực của sinh viên khi học tập tại giảng đường đại học. Kiến thức thực tế mới là điều quan trọng hơn cả. Phần lớn sinh viên ra trường vẫn cần thêm thời gian tích lũy kinh nghiệm và một số kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, truyền đạt”.

{keywords}

Nhân là một trong 88 thủ khoa được vinh danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trong  thời gian học đại học, Nhân cũng đi làm gia sư. Công việc này đã giúp cậu tích lũy thêm một số kỹ năng chuyên môn cần thiết.

“Nhiều bạn sinh viên thường chọn những công việc làm thêm với mức 13 nghìn đồng/ giờ. Điều này theo em chỉ có thể giải quyết được bài toán kinh tế trước mắt. Còn về lâu dài, việc bổ sung kiến thức chuyên ngành là không có, đặc biệt với các bạn học ngành sư phạm” – Nhân bày tỏ quan điểm.

Cậu cũng cho rằng, sinh viên không nên bó hẹp trong suy nghĩ tìm kiếm một công việc Nhà nước an toàn, ổn định mà bỏ qua những môi trường năng động bên ngoài.

“Hàng năm, nhiều trường ngoài công lập đến tuyển dụng rất nhiều. Do đó cơ hội việc làm của sinh viên ngành sư phạm là khá rộng mở. Em nghĩ nếu có khả năng, chúng em hoàn toàn có thể tìm kiếm được một công việc mà bản thân kỳ vọng”.

Trong tương lai gần, Hữu Nhân dự định sẽ đi nghiên cứu sinh tại Singapore. Sau đó, cậu sẽ lựa chọn môi trường đại học để tiếp tục theo đuổi ước mơ giảng dạy.

Thủ khoa cũng chỉ là cử nhân mới ra trường

Trước khi được vinh danh là tân thủ khoa của Trường ĐH Sư phạm 2, Lê Hằng Nga đã được tuyển thẳng vào viên chức của tỉnh Bắc Ninh theo chế độ thu hút nhân tài. Nga vẫn chưa đưa ra quyết định sẽ làm việc tại Hà Nội hay trở về cống hiến tại quê nhà.

'Nhưng dù làm ở đâu em vẫn sẽ thực hiện ước mơ trở thành một nhà giáo” - Nga nói.

{keywords}

Lê Hằng Nga - Tân thủ khoa của Trường ĐH Sư phạm 2

Nhắc về câu chuyện nhiều thủ khoa ra trường vẫn khó xin việc, Nga cho rằng, việc vinh danh và tìm kiếm việc làm không có tác động nhiều lắm đến nhau.

“Bạn có thể là những sinh viên giỏi trên giảng đường nhưng chưa chắc đã là người giỏi chuyên môn ở trường đời. Ra trường chúng ta như nhau, cũng là những cử nhân mới ra trường và phải cố gắng trau dồi để cống hiến cho nghề nghiệp của mình”.

Theo Nga, xã hội hiện đại cần những người trẻ phải năng động hơn để tự tìm cơ hội cho bản thân thay vì khoanh vùng làm việc  tại những thành phố lớn.

Không bước ra được khỏi vùng an toàn của bản thân khiến người trẻ mãi bó hẹp trong chiếc lồng lớn.

“Em vẫn luôn nuôi ước mơ trồng người. Em nghĩ đó không phải là ước mơ của riêng em mà còn của nhiều sinh viên sư phạm khác.

Tuy nhiên, công việc nào cũng đáng quý. Học sư phạm nhưng dù không phải là giáo viên thì bạn vẫn có thể vận dụng kiến thức trong trường đại học để áp dụng vào những công việc khác.

Như chuyên ngành Ngữ văn của em nếu không đi dạy các bạn có thể làm tại các tòa soạn báo, hướng dẫn viên du lịch, thậm chí là khởi nghiệp bằng cách xuất bản sách” – Nga nói.

Thúy Nga

Hơn 400 sinh viên Trường Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM bị buộc thôi học

Hơn 400 sinh viên Trường Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM bị buộc thôi học

Hơn 400 sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khóa tuyển sinh năm 2016 bị buộc thôi học do không nộp bằng tốt nghiệp THPT.

Thủ khoa sư phạm đến từ Hòa Bình: “Em tự tin về điểm số của mình”

Thủ khoa sư phạm đến từ Hòa Bình: “Em tự tin về điểm số của mình”

Với tổng điểm 27,75, Trần Phương Thảo (quê Hòa Bình) không chỉ trở thành thủ khoa ngành Sư phạm Ngữ văn mà còn là sinh viên có điểm đầu vào cao nhất Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2018.

Nâng điểm chuẩn sư phạm để thí sinh trượt: Nhân văn, có sai nguyên tắc?

Nâng điểm chuẩn sư phạm để thí sinh trượt: Nhân văn, có sai nguyên tắc?

Nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh là câu chuyện đặc biệt trong mùa tuyển sinh năm nay và chưa có tiền lệ trong giáo dục.

Học xong sư phạm không tìm được việc, lấy tiền đâu để trả?

Học xong sư phạm không tìm được việc, lấy tiền đâu để trả?

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu cho rằng việc thay miễn học phí bằng cho sinh viên sư phạm vay tín dụng cần suy xét thấu đáo.

Bảng nội quy “5 xin, 4 luôn, 4 không, 3 nhớ” dành cho thầy trò sư phạm

Bảng nội quy “5 xin, 4 luôn, 4 không, 3 nhớ” dành cho thầy trò sư phạm

Để xây dựng văn hóa sư phạm trên giảng đường, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ sư phạm của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã đưa ra bảng nội quy “5 xin, 4 luôn, 4 không, 3 nhớ” với sinh viên và giảng viên.

Sẽ sắp xếp còn 10 trường sư phạm, giao sở phòng giáo dục chủ trì tuyển giáo viên

Sẽ sắp xếp còn 10 trường sư phạm, giao sở phòng giáo dục chủ trì tuyển giáo viên

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ quy hoạch còn 10 trường đào tạo sư phạm, đồng thời kiến nghị giao các Sở GD- ĐT, Phòng GD- ĐT chủ trì công tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên.