Với nhiều người, Tết là dịp gia đình đoàn viên, sum vầy. Nhưng cũng có không ít bạn trẻ chấp nhận đón Tết xa quê để tranh thủ kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Đón Tết… trên đường

Có quê cách Hà Nội chưa đầy 200 km, sự xa xôi không phải là lý do khiến Trương Thị Tình (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) không thể về quê ăn Tết. Cũng như mọi năm, Tết năm nay, cô ở lại Hà Nội để bán bóng bay dạo.

{keywords}
 

Ở làng của Tình, một ngôi làng thuộc xã Hoằng Hà, Hoằng Hóa, Thanh Hóa vào những ngày mùa giáp hạt đã vắng. Những ngày Tết, vốn là dịp sum vầy, lại càng khó kiếm lớp trẻ trong làng.

Trong ký ức của Tình, Tết là lúc nhà không bao giờ đủ người. Đó là những ngày hai đứa cháu nhỏ phải đón năm mới xa bố mẹ. Và, Tết còn là khi cả mấy anh chị em Tình dắt díu nhau rong ruổi khắp các tỉnh thành để bán bóng bay dạo.

“Không ai muốn ngày Tết phải xa quê cả. Nhưng ở quê em, mọi người đều phải vào Nam ra Bắc để kiếm sống. Cuộc sống, công việc bấp bênh, trong suốt cả năm bán dạo thì đây là dịp “bội thu” nhất. Vì thế, mọi người đều chấp nhận đón Tết xa nhà. Ba năm nay, không năm nào em ăn Tết cùng bố mẹ cả” - Tình trải lòng.

Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng,… không chỗ nào Tình chưa từng đến. Cô kể: “Em thường đi bán từ 27 Tết đến khoảng mùng 6 thì về. Đêm giao thừa cũng chỉ kịp gọi điện chúc Tết bố mẹ trong vội vã”.

Nỗi nhớ nhà cũng bị lấn át đi bởi sự chộn rộn, đông đúc trải dọc trên từng con phố. Sau đêm giao thừa, cả mấy anh em Tình trở về phòng trọ bày biện bánh chưng, giò chả mua sẵn để đón năm mới cho tươm tất như ở nhà.

“Tết như thế buồn chứ, may có mấy anh em quây quần cũng đỡ tủi. Bố mẹ em mong các con về ăn Tết lắm, nhưng mưu sinh mà, nên đành chịu. Em thường tranh thủ mùng 6 Tết về qua nhà rồi sau đó trở lại trường luôn”.

Trung bình mỗi ngày Tết, Tình bán được khoảng 1 triệu đồng. Tuy vất vả, nhưng cô bảo so với ở quê thì đây là số tiền không nhỏ. Số tiền này đủ để Tình “không phải lo nghĩ cả mấy tháng sau Tết”.

{keywords}
Trong những ngày Tết, chùm bóng này giúp Tình “không phải lo nghĩ cả mấy tháng sau”

 

Làm giúp việc theo giờ

Những ngày này, Lê Thị Hải (sinh viên năm thứ 3, Học viện Y dược học cổ truyền) càng tất bật hơn vì nhu cầu thuê giúp việc theo giờ của các gia đình tăng cao. Vì thạo việc nên dù chưa đến 23 tháng Chạp, Hải đã kín lịch và từ chối nhận thêm “mối”.

Hải cho biết cô không phải mất công tìm việc vì được mọi người giới thiệu cho nhau. Hiện tại, Hải đang nhận giúp việc theo giờ cho 3 gia đình cùng trong khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội).

“Vì 3 nhà gần nhau nên chủ nhà để em tự sắp xếp thời gian cho phù hợp. Gần Tết khá rảnh nên có những ngày em làm tới 3 ca - sáng làm 3 tiếng, chiều tối làm thêm 6 tiếng nữa. Hiện tại em được trả 30.000 đồng/ giờ”.

Công việc chính của Hải là dọn nhà, phơi quần áo, nấu cơm. Đến khoảng 26 Tết, khi trẻ được nghỉ học, Hải kiêm luôn vai trò trông coi trẻ. Lúc này, mức lương có thể tăng lên 50.000 đồng/ giờ.

Tết năm ngoái, Hải cũng nhận giúp việc trong những ngày Tết. Làm việc từ 26 đến mùng 6 Tết, cô được trả lương 500.000 đồng/ ngày.

{keywords}
Giúp việc nhà là công việc được nhiều sinh viên chọn làm thêm 

“Trong 10 ngày Tết, chủ nhà cho em nghỉ mùng Một. So với trong năm, số tiền kiếm được từ công việc này cao hơn gấp 2,3 lần. Nhưng có ăn Tết xa nhà mới thấu hiểu hết ý nghĩa của sự đoàn viên. Hễ cứ nghe thấy ai mở bài hát “Xuân này con không về” là em lại rưng rưng nước mắt”.

Tính đến giờ, Hải đã có 2 năm ăn Tết xa nhà. Những ngày cuối cùng của năm cũ lại là lúc Hải tất bật với công việc từ sáng sớm cho tới tối mịt. “Ngày Tết với em cũng diễn ra như bao ngày bình thường khác. Ngày mùng Một, em được “đặc cách” không phải làm việc và còn được anh chị chủ lì xì cho như người trong nhà. Đến ngày mùng Hai, em tiếp tục trở lại công việc như bình thường”.

Gia đình Hải chỉ có 2 chị em, tuy không đông con nhưng cuộc sống khó khăn. Mọi chi phí khi đi học Hải phải hoàn toàn tự túc. Do vậy, kể từ khi lên đại học, dịp Tết là lúc cô cũng tranh thủ ở lại kiếm thêm. Số tiền Hải được chủ nhà trả sau những ngày Tết cộng với tiền thưởng khoảng hơn 5 triệu đồng.

“Nhưng con gái mà, có cố tỏ ra mạnh mẽ thì cũng yếu mềm lắm! Nhìn gia đình chủ nhà tất bật chuẩn bị cho ngày Tết em lại tự nghĩ không biết ở nhà bố mẹ đã sắm sửa gì chưa? Nghe tiếng em trai gọi điện hỏi sao chị không về là lòng em lại nôn nao.

Năm nay, ban đầu em cũng định ở lại, nhưng nghĩ đã 2 năm không về ăn Tết cùng bố mẹ, nên rồi em quyết định chỉ nhận làm đến 29 Tết. Tết này em sẽ về nhà”.

Thúy Nga

Hai lá phiếu về Tết

Hai lá phiếu về Tết

Hơn 80 năm trước, học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã có bài viết bàn về việc mà cho đến nay vẫn đang gây tranh cãi - đó là ủng hộ hay phản đối Tết âm lịch.

Sinh viên tu bổ nhà cửa cho người dân đón Tết

Sinh viên tu bổ nhà cửa cho người dân đón Tết

Ban liên lạc Đồng hương sinh viên Thanh Hóa - Trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức chương trình “Sưởi ấm ngày Xuân” trong 2 ngày 3-4/2 tại xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Sinh viên ấm lòng khi bất ngờ được chủ nhà trọ tặng quà Tết

Sinh viên ấm lòng khi bất ngờ được chủ nhà trọ tặng quà Tết

Được đối xử tốt khi thuê trọ đã là điều mơ ước, còn được chủ nhà trọ tặng quà Tết là điều mà nhiều sinh viên chỉ biết... tưởng tượng.

Trao học bổng hỗ trợ sinh viên khó khăn về quê đón Tết gần 300 triệu đồng

Trao học bổng hỗ trợ sinh viên khó khăn về quê đón Tết gần 300 triệu đồng

Ngày 31/1, Trường ĐH Ngoại thương tổ chức trao quà hỗ trợ cho 264 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất với tổng số tiền 286 triệu đồng.