- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 10 nhiệm kỳ 2018 – 2023 đã được khai mạc vào chiều ngày 9/12 tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt-Xô. 

Tham dự Đại hội có 690 đại biểu đại diện cho hơn 2,4 triệu sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2013 - 2018, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2018 - 2023; hiệp thương bầu Ban Chấp hành, Ban Thư ký, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ban Kiểm tra Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Trong phiên làm việc đầu tiên, Đại hội đã hiệp thương bầu Đoàn Chủ tịch gồm 15 đồng chí, cử đoàn thư ký gồm 3 đồng chí, thông qua Chương trình Đại hội và Quy chế Đại hội, báo cáo kết quả kiểm tra tư cách đại biểu.

{keywords}
Các đại biểu biểu quyết thông qua một nội dung của đại hội

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khoá 9, đồng chí Nguyễn Minh Triết, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa 9 đã trình bày Báo cáo kiểm điểm.

Báo cáo chỉ rõ, trong nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Trung ương Hội đã lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 9; sớm ban hành Quy chế làm việc và Chương trình làm việc toàn khóa; tập trung chỉ đạo, triển khai hiệu quả phong trào “Sinh viên 5 tốt”; quan tâm lãnh đạo công tác kiểm tra của Hội.

Hoạt động của Ban Thư ký từng bước được đổi mới, thực hiện hiệu quả công tác lãnh đạo giữa hai kỳ Hội nghị Ban Chấp hành và điều hành các công việc hàng ngày của Hội Sinh viên Việt Nam. Lề lối làm việc, phương pháp chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thư ký và Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đảm bảo đúng Quy chế làm việc, dân chủ, có tính kế hoạch, thực tiễn và được đổi mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế như: Việc chỉ đạo, định hướng và hướng dẫn sinh viên trước những trào lưu, xu hướng mới tuy có nhiều tiến bộ, song vẫn còn chậm, có lúc lúng túng; công tác tháo gỡ khó khăn trong triển khai Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ về qui định tổ chức, hoạt động và quản lý Hội chưa có kết quả; một số Uỷ viên Ban chấp hành chưa phát huy tốt vai trò.

{keywords}
Đoàn chủ tịch của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 10

Trước phiên làm việc thứ nhất đã diễn ra chương trình khai mạc triển lãm “Khát vọng sinh viên Việt Nam”. Một trong 4 khu vực của triển lãm giới thiệu 10 chương trình, sự kiện tiêu biểu nhiệm kỳ 2013-2018. Cụ thể: chương trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ Quốc”, cuộc vận động “Sinh viên Việt Nam, những câu chuyện đẹp”; chương trình “Tuổi trẻ Việt Nam – Câu chuyện hoà bình”; giải thể thao Sinh viên Việt Nam; chương trình “Tiếp sức mùa thi”; chiến dịch sinh viên tình nguyện “Mùa hè xanh”; cuộc thi ý tưởng sang tạo khởi nghiệp sinh viên lần thứ nhất; hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc; Festival Thanh niên sinh viên Việt Nam tại châu Âu; hội thi “Thủ lĩnh sinh viên” toàn quốc.

Bên cạnh đó, tại triển lãm cũng trưng bày các sản phẩm sáng tạo của sinh viên Việt Nam trong thời gian qua. 

{keywords}
 

Khẩu hiệu hành động của nhiệm kỳ 2018 - 2023 được xác định là: “Sinh viên Việt Nam bản lĩnh, học tập, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển”.

Có 10 chỉ tiêu mà Hội đề ra trong nhiệm kỳ 2018-2023, trong đó có những hoạt động như: 100% Hội Sinh viên cấp trường hàng năm tổ chức ít nhất 2 hoạt động hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học; Hội viên, sinh viên đề xuất ít nhất 1,5 triệu ý tưởng, sáng kiến; 100% Hội Sinh viên cấp trường hàng năm tổ chức ít nhất 2 hoạt động trang bị kiến thức khởi nghiệp; Giới thiệu việc làm cho 1 triệu sinh viên, trong đó ít nhất 50.000 sinh viên được giới thiệu việc làm ổn định…

Trong số 10 chỉ tiêu này, dự thảo văn kiện trình Đại hội quyết định tiếp tục triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt” trong nhiệm kỳ 2018 - 2013 nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc “xây dựng lớp sinh viên thời kỳ mới” như mục tiêu đề ra.  

Theo đó, “công tác tuyên truyền, triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt”” được xác định là nhóm giải pháp trước nhất để đưa phong trào đến gần hơn với sinh viên, đưa “Sinh viên 5 tốt” đến gần hơn với nhà tuyển dụng, đến với xã hội.

Chương trình đại hội sẽ diễn ra trong 3 ngày. Bên cạnh việc bầu Ban chấp hành TW Hội Sinh viên Việt Nam khóa 10, còn có 6 phiên thảo luận được tổ chức tại các trường đại học lớn ở Hà Nội, cuộc gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo Chính phủ với đại biểu đại hội…

Theo chương trình Đại hội, sáng ngày 10/12 sẽ diễn ra phiên trọng thể của Đại hội, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam. 

Nguyễn Thảo             

Gần 700 sinh viên công nghệ thông tin xuất sắc hội tụ tại Hà Nội

Gần 700 sinh viên công nghệ thông tin xuất sắc hội tụ tại Hà Nội

Trong 3 ngày từ 28 đến 30/11 sẽ diễn ra cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 27 (OLP’18) và Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC khu vực châu Á – Hà Nội

Trường ĐH có máy bán thuốc tránh thai khẩn cấp và bao cao su cho sinh viên

Trường ĐH có máy bán thuốc tránh thai khẩn cấp và bao cao su cho sinh viên

Sắp tới, trường Đại học Yale (Mỹ) sẽ có một chiếc máy bán thuốc tránh thai khẩn cấp và bao cao su tự động để phục vụ cho nhu cầu của sinh viên trong trường.

Lần đầu tiên sử dụng ‘app’ trong đại hội toàn quốc Sinh viên Việt Nam

Lần đầu tiên sử dụng ‘app’ trong đại hội toàn quốc Sinh viên Việt Nam

Từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 12 năm 2018 tại Thủ đô Hà Nội sẽ diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 10 nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Nhiều công trình khoa học của học sinh, sinh viên sau khi được vinh danh thì dừng lại

Nhiều công trình khoa học của học sinh, sinh viên sau khi được vinh danh thì dừng lại

Theo đại diện Bộ GD-ĐT, nhiều công trình nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên sau khi được vinh danh thì không được tiếp tục mà dừng lại.

Gần 90% sinh viên phải học thêm tiếng Anh ở ngoài trường đại học

Gần 90% sinh viên phải học thêm tiếng Anh ở ngoài trường đại học

Chỉ gần 11% sinh viên hoàn toàn học tiếng Anh theo chương trình của nhà trường, số còn lại tìm phương thức học bổ sung bởi lo ngại không đáp ứng được yêu cầu đầu ra của trường cũng như nhà tuyển dụng.