- Không còn nặng nề gây áp lực, một bộ phận phụ huynh thực sự đang đồng hành và chia sẻ cùng con để vượt qua “chướng ngại vật” sắp tới.

Các con còn nhiều lựa chọn

Cách ngày thi 5 ngày, khi hai cô con gái sinh đôi của anh Thanh (Thanh Xuân, Hà Nội) đang học bài trong phòng thì anh ngồi xem bóng đá. Anh kể, chiều hôm đó, khi thấy cô lớn có vẻ lo lắng cho kỳ thi, anh đã nói đùa để con giải toả tâm lý: “Bill Gates còn chẳng cần bằng đại học cơ mà”, cô gái lớn đã cãi: “Bill Gates thi đỗ rồi nhưng không học”.

Có hai con thi đại học năm nay, ông bố này chia sẻ, anh luôn cố gắng không gây áp lực cho con từ trước tới nay, chứ không riêng gì ở kỳ thi này.

Anh Thanh thừa nhận, bọn trẻ bây giờ học hành, thi cử rất khắc nghiệt. Anh luôn hiểu và chia sẻ với các con điều đó.

May mắn là hai cô con gái sinh đôi nhà anh rất có ý thức học tập, thậm chí cô lớn còn có tính cầu toàn. Mặc dù bố không hề đặt nặng chuyện con phải đỗ đại học hay phải thi trường này trường kia, nhưng cô lớn Thảo Vân luôn tự đặt ra mục tiêu và áp lực cho mình.

{keywords}
Hai chị em sinh đôi Nguyễn Vũ Thảo Vân và Nguyễn Vũ Thảo Vi ôn bài trong những ngày cuối

Đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố môn tiếng Anh, 2 môn Toán, Văn học khá ổn, nhưng Thảo Vân vẫn cảm thấy hồi hộp, lo lắng trước kỳ thi. Năm nay, cả hai chị em Thảo Vân và Thảo Vi đều đăng ký NV1 vào Trường ĐH Hà Nội – theo gót anh trai cả cũng vừa tốt nghiệp trường này.

Các em có hoàn cảnh đặc biệt hơn một chút là mẹ mất năm hai chị em học lớp 10, nên bố vừa là bố vừa là mẹ từ khi đó. Từ một người không biết đi chợ, nấu ăn, anh Thanh phải sắp xếp thời gian để vừa chăm sóc tốt cho các con, vừa hoàn thành công việc cơ quan vốn dĩ rất bận rộn.

“Để các cháu thoải mái tâm lý trước những sự kiện quan trọng, tôi thường rủ các cháu đi ra ngoài ăn, đi xem phim, đi siêu thị… Đôi khi các cháu chỉ mua que kem, gói bánh nhưng thời gian đi chơi cùng bố có thể giúp các cháu không phải vùi đầu vào 4 bức tường trước kỳ thi” – anh Thanh chia sẻ.

Cuối tuần nào, cả gia đình cũng tụ tập ăn uống, tạo không khí ấm cúng. Chiều thứ 7, Chủ nhật, hai cô sinh đôi cũng dừng hết việc học tập để sum họp cùng gia đình.

Việc học tập của các con, anh Thanh cũng để con chủ động. Có những hôm con mang sách vở ra quán cà phê yên tĩnh ngồi học nhóm cùng bạn bè. Anh cho rằng, để các cháu thay đổi không gian cũng tốt, miễn là tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái cho các con.

Việc chọn trường, chọn ngành của các con, anh cũng không can thiệp nhiều, mà để con tự chọn theo năng lực và sở thích của mình. “Nhiều gia đình có thể ép con thi ngành này ngành kia mà bố mẹ có mối quan hệ để sau này ra trường thuận lợi xin việc cho con. Nhưng tôi thì quan niệm để con tự quyết định theo đam mê của mình. Nếu sau này có ra sao, con cũng sẽ không phải nuối tiếc vì đã nghe lời người khác” – anh Thanh chia sẻ.

{keywords}
Anh Thanh luôn để 2 con chủ động và tự quyết trong việc học tập, chọn ngành nghề

Ông bố này cũng cho biết, 2 con gái đều chủ động, chăm chỉ, tự biết lo việc học hành. Các con đi học thêm tuần 4 buổi. Môn tiếng Anh là thế mạnh nên các con có thể tự ôn được nhiều qua sách vở, đề năm trước, mẫu đề trên mạng.

“Tôi không khuyến khích các con học quá khuya. Bố cũng nhắc nhở nhưng đôi khi có cô em học đến 12-1 giờ sáng”.

Mặc dù công việc rất bận, nhưng anh Thanh quyết định xin nghỉ ngày đầu tiên của kỳ thi để đưa đón các con, chủ yếu là để động viên tinh thần con trong một sự kiện quan trọng của đời học sinh.

“Cũng có lúc tôi nghĩ đến trường hợp con không đỗ trường mình mong muốn, tôi cũng sẽ phải coi đó là chuyện bình thường. Ở tuổi các cháu, nếu vấp váp mà người lớn không biết cách ứng xử, sẽ rất nguy hiểm. Tôi cho rằng không nên khiến con cảm thấy chuyện đỗ trượt là cái gì ghê gớm quá. Con đường của các con còn rất dài và còn rất nhiều cư hội”.

Ông bố đơn thân cũng lập kế hoạch hậu thi với 2 con gái, đó là sau khi thi xong sẽ dẫn các con đi mua một tủ đồ mới hoàn toàn và cho các con đi du lịch nước ngoài. Anh nói, anh không coi đó là phần thưởng hay đặt điều kiện với các con, mà chỉ đơn giản muốn các con thấy mình đã sang một dấu mốc mới, đánh dấu sự trưởng thành của các con.

{keywords}
Hai mẹ con chị Thuý thường xuyên rủ nhau đi chơi để con được thoải mái sau giờ học căng thẳng

Cũng giống như 3 bố con anh Thanh, chị Nguyễn Thị Thuý (Hoàn Kiếm) và con gái Bảo Châu cũng luôn chia sẻ cùng nhau suốt các chặng đường học tập.

Chị chia sẻ, năm nay con gái chị đặt mục tiêu thi vào khoa Đông phương học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn của ĐHQG Hà Nội.

Từ khi sang lớp 12, Bảo Châu đã xác định phải tập trung vào việc học. Cách ngày thi vài tháng, con bắt đầu theo học ở trung tâm bên ngoài 3-4 môn. Lịch học gần như kín tuần.

Tuy nhiên, chị chia sẻ, khi thấy con mệt là chị cho con dừng lại ngay. Cũng giống như hồi con thi lớp 10, chị Thuý không đặt nặng chuyện con phải thi đỗ. “Lúc nào tôi cũng để ý tinh thần con. Cảm thấy con có vẻ bất an là mẹ luôn rủ con đi đây đi đó”.

Chị nói, công việc của mình không gò bó thời gian nên thỉnh thoảng 2 mẹ con rủ nhau đi loanh quanh ngoài phố, ăn quà vặt, đi xem phim… để con xả bớt căng thẳng, bình tĩnh trở lại. 

{keywords}
Thỉnh thoảng 2 mẹ con rủ nhau đi loanh quanh ngoài phố, ăn quà vặt, đi xem phim…

“Mẹ luôn động viên con nghỉ ngơi, không phải cố quá. Sức học đến đâu thì làm bài đến đó, không phải căng thẳng. Con cũng kể chuyện một số bạn trong lớp, bố mẹ gây áp lực quá khiến con bị ‘stress’. Tôi rút kinh nghiệm và sẽ không để tình trạng đó xảy ra với con mình”.

Bà mẹ này cũng bày tỏ rõ ràng quan điểm với con rằng, nếu con thi đỗ thì tốt, còn không thì con tìm phương án khác, chứ mẹ không ép buộc con phải vào bằng được trường đấy, khoa đấy.

Con học quốc tế, mẹ chấp nhận đánh đổi

Trường hợp của mẹ con chị  Mai Loan (TP.HCM) có phần khác biệt so với số đông. Nỗi lo của chị cũng khác.

Con gái chị - Lê Đình An Nhiên hiện đang học ở một trường quốc tế, ngôi trường cũ mà chị từng giảng dạy. Trường cháu vẫn học theo chương trình của Bộ GD-ĐT và khuyến khích các con thi đại học.

Thông thường các cháu vào đây phần lớn đặt mục tiêu đi du học hoặc sẽ học đại học tư thục, đại học quốc tế sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, chị Loan vẫn đặt mục tiêu cho con thi vào một trường công lập. Một phần vì vấn đề tài chính, một phần chị muốn đặt ra một “bài toán” cho cả mẹ lẫn con: dù học trường quốc tế nhưng nếu có nỗ lực, vẫn đỗ được vào công lập.

“Em nhìn nó không nghĩ nó là học sinh lớp 12, vì đi học từ đầu năm rất nhàn nhã. Tâm lý chung của các bạn trường con là muốn đi du học hoặc học đại học ngoài công lập” – chị chia sẻ.

{keywords}
An Nhiên và các bạn ở trường quốc tế dành khá nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khoá, chương trình giáo dục tính cách...

“Trường tổ chức nhiều hoạt động kỹ năng sống hàng tháng rất hay, nhằm giáo dục “tính cách qua hành động”. Con tham gia tích cực, nên 80% học kỳ 1 là…. vừa học vừa tham gia hoạt động vui chơi”.

Phụ huynh cố gắng cho con học trường quốc tế để con tự tin, sáng tạo, được tham gia hoạt động ngoại khoá nhiều, nhưng chị Loan vẫn phản đối việc đưa quá nhiều hoạt động vào lớp 12, khiến các con chểnh mảng việc học.

Vì thế, mà chị đặt cho con một mục tiêu mà theo chị “khả năng đỗ là khó khăn”.

Tuy nhiên, chị cũng chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận kết quả xấu. “Khi mình chấp nhận cho con chơi nhiều hơn học suốt bao năm nay để con được thoải mái hơn người khác thì giờ phải chấp nhận khả năng có thể rớt. Khi con người ta đang học như điên, con mình được thư thả thì mẹ cũng phải chấp nhận chuyện con không thể đỗ công lập. Nhưng tạo động lực để tự thân con cố gắng, theo tôi, luôn là cần thiết”.

{keywords}
Theo chị Loan, cô con gái cá tính học hành không xuất sắc nhưng lại rất năng động, tự tin đúng như mục đích chị muốn khi cho con học trường quốc tế

Chị cũng nói rõ ràng với con rằng, nếu con trượt, con có quyền đăng ký trường tư thục, trường quốc tế cũng được nhưng mẹ chỉ trả học phí bằng ở trường công lập, còn lại con tự lo.

“Nhiều lần con nói, ba mẹ càng giỏi thì con càng mệt mỏi, áp lực,con chỉ muốn trốn thôi, con hết chịu nổi rồi. Tôi tuyên bố, không có ba mẹ nào xấu hổ vì con nếu con làm hết sức của mình. Mẹ chỉ xấu hổ nếu con chỉ ngồi đó ôm cái điện thoại và chơi, chà đạp lên sự hi sinh của ba mẹ”.

Bà mẹ tự nhận là “kỳ cục” này cho biết, các phụ huynh có con học trường quốc tế như chị đều mong muốn con thi đỗ vào các trường công lập, rồi sau đó mới lựa chọn đến tư thục, quốc tế. Chính vì thế, trước tình hình học tập này của các con, phụ huynh và chính các con đều có đôi phần lo lắng.

Tuy nhiên, chị sẵn sàng chấp nhận phương án con học nghề hay cao đẳng nhưng phải có kỹ năng giao tiếp tốt, ngoại ngữ tốt thì đều có thể sống tốt khi bước ra khỏi cổng trường phổ thông.

“Khuynh hướng hiện nay nhiều phụ huynh không còn lệ thuộc vào bằng cấp mà muốn con thât sự có kỹ năng, tự tin, năng động” – chị chia sẻ thiết tha với tấm lòng một người mẹ.

Nguyễn Thảo

Món quà đặc biệt dành tặng sĩ tử thi THPT quốc gia

Món quà đặc biệt dành tặng sĩ tử thi THPT quốc gia

Trước khi các sĩ tử bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, những thầy cô, người thân yêu đã thông qua báo VietNamNet gửi đến các em món quà đặc biệt.

Giáo viên chỉ cách làm bài Ngữ văn thi THPT quốc gia 2018

Giáo viên chỉ cách làm bài Ngữ văn thi THPT quốc gia 2018

Nhằm giúp các thí sinh chinh phục điểm cao môn Ngữ văn trong kì thi THPT quốc gia năm 2018 tới, một giáo viên đã đưa ra những lưu ý cụ thể.

Giám thị ăn cháo vội, xách vali sớm lên đường coi thi THPT quốc gia

Giám thị ăn cháo vội, xách vali sớm lên đường coi thi THPT quốc gia

Sáng nay 23/6, hơn 700 cán bộ, giảng viên của Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã xuất quân lên đường nhận nhiệm vụ coi thi THPT quốc gia năm 2018.

Hàng nghìn giảng viên đại học rời Sài Gòn đi tỉnh coi thi

Hàng nghìn giảng viên đại học rời Sài Gòn đi tỉnh coi thi

Sáng nay, hàng nghìn cán bộ, giảng viên các trường đại học tại TP.HCM lên đường đi tỉnh coi thi THPT quốc gia 2018.   .

925.000 thí sinh thi THPT quốc gia: Làm sao ngăn ngừa “coi chặt, coi lỏng”?

925.000 thí sinh thi THPT quốc gia: Làm sao ngăn ngừa “coi chặt, coi lỏng”?

Trao đổi với VietNamNet ít ngày trước kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết điểm mới năm nay là sẽ có 4.000 thanh tra cắm chốt.