- Giáo viên Phần Lan thường liên hệ sâu sát với phụ huynh để phối hợp giáo dục trẻ. Phụ huynh thì tin tưởng giáo viên sẽ luôn làm điều tốt nhất cho con mình, đối xử công bằng và thương yêu trẻ.

Phụ huynh Phần Lan được nhà trường thông báo việc học của con qua hệ thống Wilma. Khi con vào lớp 1, cha mẹ được cấp một địa chỉ email và password.

Mỗi ngày, giáo viên đều đánh giá buổi học của học sinh bằng cách tô màu ô đó. Ví dụ xanh ngọc là học sôi nổi, xám là trễ, đỏ là cúp tiết... kèm theo vài nhận xét ngắn gọn (xem ảnh).

{keywords}

HS tự dán sticker từng ngày theo ý thích và cô nhận xét. Trong ảnh, GV toàn khen bé học ngoan Trích từ Wilma, hệ thống liên lạc giữa GV và PH. P1: bỏ tiết; P2: trễ; P3: vắng có phép; P4: vắng không phép nhưng có giải thích sau; P5: bị đuổi khỏi lớp; P11: việc trường yêu cầu làm (ngoại khóa chẳng hạn); P12: học ở địa điểm khác; P13: học sôi nổi.


Nếu nhà trường có hoạt động gì cho trẻ cần phụ huynh giúp chuẩn bị thì cũng thông báo qua Wilma. Bất cứ lúc nào phụ huynh cần trao đổi cũng có thể dễ dàng liên hệ với giáo viên và được phản hồi nhanh chóng.

Trước khi bé nhập học lớp 1, phụ huynh được yêu cầu điền một khảo sát khá chi tiết.

Nhà trường muốn biết về đặc điểm đứa trẻ, và đôi nét hoàn cảnh gia đình, ví dụ phụ huynh có nghiện rượu không, tài chính có vấn đề hay không...

{keywords}

Một phụ huynh nhiệt tình đã chia sẻ "Phiếu liên lạc" của con mình, đang học lớp 4.


Biết cặn kẽ vậy để có hướng giúp đỡ nếu cần, và ứng phó linh hoạt để học sinh được học hành, phát triển tốt nhất. Chẳng hạn, nếu phụ huynh nát rượu hay bạo hành thì sẽ bị tước quyền nuôi con, đứa bé được đưa đến sống ở "nhà an toàn" của các tổ chức xã hội.

Với những trường hợp bình thường, phụ huynh mỗi năm gặp giáo viên một lần, khoảng 15 - 20 phút. Họp phụ huynh "kiểu Phần" là họp riêng từng người chứ không phải chung cho cả lớp.

Giáo viên thường cũng chẳng "mắng vốn" gì, chỉ hỏi thăm để biết rõ hơn về học sinh như bé chơi thân với ai, ở nhà thích làm gì...

Lịch họp cũng linh hoạt, giáo viên đưa ra những giờ mình rảnh, phụ huynh thấy phù hợp thì đánh dấu.

Try giáo viên sẽ có thêm những cách liên lạc với phụ huynh ngoài Wilma. Chẳng hạn "Sổ liên lạc" hàng tuần trong hình dưới đây, cô giáo cho HS dán sticker (miếng dán) tùy thích cho từng ngày học, rồi cô ghi nhận xét để phụ huynh xem.

Với những học sinh quậy phá nghiêm trọng, bắt nạt bạn, trường cũng gặp phụ huynh để phối hợp giáo dục. Trường nào cũng có chuyên gia tâm lí "luôn luôn lắng nghe, luôn uôn thấu hiểu" để giải tỏa cho các em.

Cuối năm học, cũng có phát thưởng, mặc dù bậc tiểu học không có thi cử, điểm số. Bên cạnh những em có năng khiếu Toán, Ngoại Ngữ.... được khen thưởng, trường còn tuyên dương nhiều em tham gia tích cực văn nghệ, thể thao, những tấm gương "nghĩa hiệp" bênh vực khi bạn bị bắt nạt... Phần thưởng có khi chỉ là phiếu mua hàng trị giá 20 euro ở hiệu sách, nhưng ý nghĩa động viên rất lớn.

Với những học sinh tự kỉ, tăng động, phần việc của giáo viên vất vả hơn. Mỗi lần họp phụ huynh, giáo viên đều tích cực động viên, nói về những tiến bộ của trẻ để phụ huynh vui, bớt nhọc lòng. Những bé đặc biệt như thế có thể được tách ra học riêng giai đoạn đầu, về sau thì hòa nhập lớp thường. Nếu thấy cần thì giáo viên có thể đến nhà mỗi tuần 1 buổi để dạy kèm giúp bé theo kịp các bạn, hay tư vấn cho phụ huynh. Dĩ nhiên, phụ huynh không phải trả chi phí nào.

Có phụ huynh Việt Nam đề nghị cô giáo cho con mình thêm bài tập vì thấy bé hơi "dốt" Toán. Cô từ chối và nói đó là việc của cô, khi nào thấy cần cô sẽ cho thêm.

Nói chung, làm phụ huynh ở Phần Lan khá nhàn nhã.

  • Tuệ Nhật (Du học sinh Phần Lan, trích từ "Phần Lan 100 - Lửa trời đuôi cáo")

Ông Nguyễn Xuân Vang (Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD-ĐT)

Yếu tố đầu tiên và then chốt góp phần vào thành công của giáo dục Phần Lan là giáo viên. Yếu tố thứ hai là đầu tư của nhà nước, Phần Lan chi mạnh cho giáo dục. Yếu tố thứ 3 là những người liên quan như phụ huynh, cơ quan quản lý giáo dục, chính phủ, báo chí… đều ủng hộ giáo dục một cách tích cực, xây dựng.