Bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1970, số trẻ học tại nhà hiện nay ở Mỹ đã đạt tới hơn 2 triệu, chiếm khoảng 4% học sinh Mỹ ở độ tuổi tới trường tính tới nay – số liệu từ Viện Nghiên cứu quốc gia về giáo dục tại nhà cho hay.

{keywords}

Năm 2007, con số này mới là 1,5 triệu trẻ - tăng đáng kể từ 1,1 triệu trẻ vào năm 2003 và 850.000 trẻ vào năm 1999.

Ban đầu, phong trào học tại nhà được tham gia và phát triển rộng khắp bởi các tín đồ Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, khi phong trào này phát triển, bản thân nó đã được cải biến. Các gia đình homeschool ngày nay có thể chào đón sự kết hợp với các khu học chánh công ở địa phương. Homeschool ngày nay rất đa dạng. Sự đa dạng này thách thức bất cứ hiểu biết đơn giản nào về khái niệm homeschool và sự tác động của nó tới hệ thống trường công.

Trên thực tế, homeschool rất phổ biến cho tới cuối thế kỷ 19. Hầu hết trẻ con nhận được sự giáo dục đáng kể ở nhà. Vào cuối thế kỷ 19, các bang bắt đầu thông qua các dự luật bắt buộc phải đến trường. Những luật này bắt buộc tất cả trẻ em phải tới trường công hoặc trường tư. Bằng cách này, giáo dục bên ngoài ngôi nhà trở thành tiêu chuẩn cho trẻ em.

Cho đến những năm 1970, nhà giáo dục người Mỹ John Holt nổi lên như người đề xướng phong trào homeschool. Ông đã thách thức quan điểm cho rằng hệ thống trường học chính quy là nơi học tập tốt nhất của trẻ em. Dần dần, những nhóm nhỏ phụ huynh bắt đầu chuyển con cái ra khỏi trường công.

Đến những năm 1980, các gia đình homeschool nổi lên như một phong trào có tổ chức. Trong suốt thập kỷ đó, hơn 20 bang của nước Mỹ đã hợp pháp hóa homeschool. Phần lớn các tín đồ Ki-tô giáo là người đi đầu những cuộc đấu tranh này. Các tổ chức như Home School Legal Defense Association (thành lập năm 1983) đã có những hỗ trợ cần thiết về mặt tài chính và pháp lý cho các gia đình này.

Vào thời điểm đó, homeschool được xem là xung đột với hệ thống trường học cũ. Các bậc phụ huynh theo tôn giáo đã đình hình rõ khía cạnh công cộng của homeschool.

{keywords}
Biểu đồ cho thấy sự phát triển của homeschool ở Mỹ

Lý do chọn học tại nhà

Ngày nay, homeschool đang trở thành một mô hình giáo dục. Nó được hợp pháp hóa ở 50 bang của Mỹ. Ngoài ra, ngày càng có nhiều bang nỗ lực thu hút những đứa trẻ homeschool tham gia vào các hoạt động của trường học.

Ví dụ như, có 28 bang không ngăn cản học sinh homeschool tham gia vào các hoạt động thể thao của trường công. Ít nhất hơn 15 bang đang xem xét đạo luật Tim Tebow – được đặt theo tên của vận động viên học tại nhà – trong đó cho phép những đứa trẻ học tại nhà tiếp cận các môn thể thao ở trường.

Phong trào homeschool tổng thể cũng trở nên đa dạng hơn. Ví dụ như, nhà xã hội học Philip Q. Yang và Nihan Kayaardi cho rằng học sinh học tại nhà không khác biệt nhiều so với trẻ đến trường ở Mỹ. Nói cách khác, niềm tin tôn giáo, liên kết chính trị hay tình trạng tài chính của các gia đình homeschool không chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì.

Các dữ liệu từ Trung tâm Thống kê giáo dục quốc gia (NCES) đã chứng minh cho điều này. Năm 2008, NCES phát hiện ra rằng chỉ có 36% gia đình homeschool trong khảo sát của họ chọn “mong muốn giảng dạy về tôn giáo hay đạo đức” là lý do chính khiến họ quyết định chọn homeschool. Những lý do khác như sự lo ngại về môi trường giáo dục cũng giữ vai trò quan trọng trong quyết định của họ.

{keywords}

Những lý do khiến phụ huynh và những đứa trẻ chọn homeschool: tính cá nhân hóa của giáo dục, bổ sung nhiều kiến thức học thuật hơn, gây dựng mối quan hệ gia đình gắn bó , tương tác xã hội lành mạnh, an toàn, niềm tin tôn giáo...

Một thế hệ homeschool mới

Vậy, những lý do đằng sau sự lan rộng của phong trào homeschool là gì?

Nghiên cứu của Kyle Greenwalt – phó giáo sư ĐH Bang Michigan – cho thấy rằng, điều này được thúc đẩy ít nhất một phần là do những thay đổi trong hệ thống trường công. Ví dụ như, sự thay đổi về công nghệ dẫn đến sự gia tăng các trường ủy quyền trực tuyến (online charter school) – những trường sử dụng phương pháp giảng dạy trực tuyến từ xa để phục vụ sinh viên.

Điều này có nghĩa là nhiều học sinh hơn được giáo dục ngay trong chính nhà của mình với chi phí của trường công. California, Ohio và Pennsylvania là những bang đi đầu xu hướng này. Vào năm 2006, ước tính có 11% trường ủy quyền của Pennsylvania có giảng dạy trực tuyến. Điều đáng lưu ý là 60% học sinh của các trường này trước đó đã từng học tại nhà.

Ngoài ra, những đứa trẻ homeschool ở các bang như Michigan cũng có thể tham gia các hoạt động thể thao của trường công. Đó chưa phải là tất cả. Chúng còn được lựa chọn tham gia một số giờ học của trường công, và tham gia các môn học nâng cao. Những khóa học này cũng quen thuộc với nhiều gia đình, bởi vì chúng cho phép học sinh được học các môn học ở cấp đại học khi vẫn còn là học sinh cấp 3.

Những cuộc thảo luận về việc homeschool có tốt cho trẻ hay không có thể bị tác động nhiều bởi cảm xúc. Một số học giả chỉ trích việc tăng số lượng trẻ học tại nhà, trong khi một số khác xem học tại nhà là một hướng khác biệt.

Họ tin rằng những gia đình homeschool đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mối quan tâm của một đứa trẻ. Họ có thể làm tốt hơn việc tận dụng những kinh nghiệm học tập phát sinh trong sinh hoạt hằng ngày và trong đời sống cộng đồng.

Phó giáo sư Kyle Greenwalt từng gặp những bậc phụ huynh chọn homeschool cho con hoàn toàn không phải vì lý do tôn giáo. Lý do của họ có thể là do lo ngại về dị ứng thực phẩm, các nhu cầu đặc biệt của con, phân biệt chủng tộc hoặc có thể là do đứa trẻ đó dành sự quan tâm đặc biệt với sự nghiệp thể thao hoặc nghệ thuật.

Theo phó giáo sư Kyle Greenwalt, vì tất cả những thách thức này, có thể đã đến lúc các nhà giáo dục công lập và các nhà hoạch định chính sách – những người đang tuyệt vọng vì số lượng phụ huynh tham gia ngày càng gia tăng - cần phải đánh giá lại về phong trào homeschool ngày nay.

  • Nguyễn Thảo (Theo US News)