- Hôm nay 20-11, nơi nơi và trên cả Facebook lại rộn ràng những lời chúc mừng các thầy cô. Những lời chúc tụng có lẽ rất dễ và đôi khi như một thói quen như khi gặp ai quen chúng ta đều hỏi "Đi đâu đấy?" hay người Anh hay hỏi "How are you?" mà thực chất cũng chẳng quan tâm lắm.


Theo thống kê của Bộ GD-ĐT thì Việt Nam có 1,24 triệu giáo chức. Còn theo Tổng cục thống kê thì VN có 861.000 giáo viên đứng lớp, 93.000 giảng viên đại học trong tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 53 triệu người. 

Như vậy chắc chắn nghề giáo là một nghề phổ biến và có lẽ một trong những nghề có đông người lao động nhất nhưng cũng là nghề được tôn trọng thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên thực tế nghề giáo không hoàn toàn màu hồng.

{keywords}

Nếu tìm kiếm cụm từ "chạy việc" thì ngay lập tức được gợi ý cụm từ tiếp theo và "giáo viên" là một trong những nghề được chạy nhiều nhất. Bởi theo thống kê của các tỉnh thì ngành sư phạm là một trong những ngành thất nghiệp cao. 

Thực tế thì nhiều ngành học, sinh viên tốt nghiệp có thể làm nhiều nghề khác liên quan. Tuy nhiên, học sư phạm thì lại không như vậy. Học xong sư phạm không làm giáo viên thì biết làm gì? 

Đã thế theo luật mới để dạy phổ thông cũng cần có bằng đại học, dạy phổ thông mà học cao đẳng sư phạm thì xác định luôn là sẽ thất nghiệp vì chẳng đi dạy được ở đâu. Vì vậy rất cần một lộ trình rõ ràng cho những ai đã học cao đẳng sư pham để họ không thất nghiệp.

Bên cạnh đó cũng nhiều giáo viên cũng chưa thực sự theo kịp được xu thế mới về giáo dục và thời đại. Việc tư duy giáo viên và suy nghĩ của học sinh là hai mặt đối lập là khá phổ biến. Kiến thức ngày nay mở nên nhiều khi, trò còn biết nhiều hơn thầy do thày ít chịu học và chịu đọc thêm. Thực tế dẫn tới việc sử dụng quyền lực để trấn áp và hạn chế học trò để che đi yếu kém của mình.

Để ngày 20/11 không để những lời chúc suông thì cần quan tâm hơn thực sự cho các giáo chức. Công việc của họ cần được chuẩn bị tốt hơn và được khuyến khích học tập, đọc thêm để trau dồi kiến thức theo kịp thời đại.

Chợt nhớ về cô giáo dạy lớp 1. Ấn tượng của một đứa nhỏ 6 tuổi là cô rất hiền và luôn tận tình với các học trò. Sau đó cô bỏ việc chắc vì đồng lương nhà giáo không đủ sống và cô cũng không tìm cách kiếm thêm từ học sinh nghèo khó những năm đầu đổi mới. 

Sau này có dịp gặp cô, thật bất ngờ cô vẫn nhớ chuyện gia đình tôi và có vẻ hơi ngại ngùng trong vai trò mới là một thợ thủ công trong khu phố cổ. Tuy nhiên, cuộc sống trần trụi là vậy và khi khó khăn liệu ai nghĩ nghề nào cao quý hơn? Với cá nhân tôi, đó là một tâm hồn đẹp.

Chính vì vậy đây là một trong những người thầy tôi trân quý và nhớ về trong ngày 20/11 này.

Chúc tất cả nhà giáo một tâm hồn đẹp và luôn có thể vui sống với nghề.

Từ Facebook của Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Đàm Quang Minh

Xem thêm: