Dùng ngôn từ gần gũi như “500 anh em” học sinh, "ế ổn định dù cá tính nhưng không dính", "thích nói cho qua hay nói cho ra"..., cô giáo đã có buổi dạy kỹ năng sống hào hứng cho học sinh.

Buổi giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT Marie Curie, TP.HCM được cô giáo Tô Nhi A, giảng viên Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM mở đầu bằng câu hỏi  mà cô giáo dành cho “500 anh em" học sinh: "Các em thích nói cho qua hay nói cho ra”.  

{keywords}
"Các em thích nói cho qua hay nói cho ra

Trước yêu cầu của hơn một ngàn học sinh yêu cầu nói cho ra, cô giáo cũng yêu cầu lại "Nếu nói cho ra, các em phải nhìn thẳng, nhìn thật và nói thật”.

Cô giáo bắt đầu bài học và đặt một loạt câu hỏi: "Ai ở đây đã từng đau đớn bởi những cậu bạn cùng tuổi với mình, ngủ qua một đêm không hề tè dầm nhưng sáng hôm sau giường nó ướt, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong cuộc đời, còn mình vẫn chưa?", "Bạn nào từng đau đớn, rất tủi thân, liên tục tìm trên mạng cách chọn một bộ nội y?", "Ai ở đây đã từng một lần đau đớn nhìn mình trong gương, hỏi một câu mà không dám hỏi người khác "Mình là con trai hay con gái?""...

Sau câu hỏi của cô giáo, rất nhiều cánh tay giơ lên. Để tạo tâm lý cho học sinh, cô giáo tiếp tục dùng ngôn từ rất gần gũi để giảng bài như "ế ổn định dù cá tính nhưng không dính", “ế ổn định nhưng thanh lý không được”, "không chỉ ế với trâu, gấu của mình mà còn tương lai”...

{keywords}

Theo cô Tô Nhi A, hầu hết học sinh THPT đã trải qua giai đoạn dậy thì với những thắc mắc về các "hiện tượng lạ". Nhưng khi các em chia sẻ điều này với cha mẹ thường nhận được sự lảng tránh, thậm chí là cấm đoán.  

"Các em sẽ không dám nói với cha mẹ rằng con không tè dầm mà người con ướt, hay chuyện có kinh nguyệt…” - cô Nhi A cho biết, "bởi phần lớn phụ huynh ngại chia sẻ, họ không sẵn sàng do thiếu thông tin, kiến thức giới tính để dạy con".

Theo cô Nhi A, có khoảng 10% học sinh nữ lớp 8 đến lớp 9 từng trăn trở không muốn có "sự kiện quan trọng” trong cuộc đời. Còn các bạn trai thì tâm sự “việc cắt đầu đinh thấy ớn", "có xu hướng rung động trước một cái đầu đinh khác". Đây là tâm lý bình thường trong giai đoạn định hình về giới tính

Cô Nhi A cũng cho biết, vì không được giải đáp, nhiều em kể với bạn bè để nhận được sự đồng cảm, cùng nhau tìm câu trả lời trên mạng hoặc cho bạn. "Dù bạn tư vấn rất thần thánh nhưng chính bạn cũng chưa có bồ" đã dẫn tới thông tin sai lệch.

Cô giáo khuyên các em biết chuẩn bị kiến thức về giới tính để sẵn sàng bước vào cuộc sống, nhìn thẳng, nhìn đúng về chính mình. Với phụ huynh, cần cởi mở để chia sẻ một cách tế nhị, dễ hiểu cho con cái.

Tuệ Minh