Bài viết của tác giả Sanjena Sathian đăng trên tờ Ozy vào tháng 8/2016 đã vẽ ra một bức tranh ảm đảm với các trường đại học Nhật Bản trong tương lai gần, trước thực tế dân số giảm, sức hấp dẫn lớn của du học và yêu cầu cao hơn của chính các sinh viên và doanh nghiệp.

{keywords}

Yuki Sato đã đạt được ước mơ của mình. Cậu hiện đang là sinh viên chuyên ngành Khoa học chính trị của ĐH Waseda – một trong những trường đại học hàng đầu Nhật Bản. Điều đó có nghĩa là cậu đã sống sót qua cuộc chiến vào đại học của hầu hết học sinh Nhật Bản.

“Bằng cấp không quan trọng đối với tôi” – cậu nói lúc đang ngồi bên ly cà phê vào một ngày trong tuần sau khi vừa tập bơi với các bạn cùng lớp. “Tôi chỉ muốn có kiến thức”. Thật không may là cậu cảm thấy những người bạn cùng trang lứa với cậu không nghĩ như vậy. Họ là sản phẩm của nền văn hóa nhồi nhét – quan điểm cho rằng học liên tục bằng cách học vẹt là cách tốt nhất để đạt được thành công.

Sato, người từng học một trường quốc tế ở Tokyo trước khi theo học trường nội trú ở Mỹ, đang áp dụng cách tiếp cận khai phóng rõ nét với việc học hành của mình. Không hài lòng với thời gian ở Waseda, Sato đang đánh bạo quay trở lại Mỹ để theo học ĐH Washington.

Trong vài năm gần đây, một số trường đại học Nhật Bản có thể đã có những chuẩn bị tốt hơn để thu hút sự chú ý của những sinh viên giống như Sato – những sinh viên muốn một nền giáo dục song ngữ và toàn cầu. Một số trường thậm chí còn đánh cược danh tiếng của mình để thu hút những sinh viên như thế này trên khắp nước Nhật và cả phạm vi ngoài biên giới.

Nhật Bản đang vấp phải cái mà một số người gọi là “vấn đề năm 2018”, đó là trong vòng 2 năm nữa, số thanh niên 18 tuổi đến tuổi học đại học của Nhật sẽ đạt mức thấp kỷ lục trong mọi thời đại và sẽ tiếp tục giảm xuống sau đó – theo số liệu từ Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT).

Điều đó có nghĩa là các trường đại học Nhật có lẽ không thể dựa dẫm vào lượng khách hàng thường xuyên của mình nữa. Ở đất nước mà hầu như đã phổ cập giáo dục đại học này, rất nhiều trường đại học đang có nguy cơ bị ruồng bỏ.

{keywords}
ĐH Waseda, Honshu, Nhật Bản

Mối đe dọa này đang lan rộng tới các trường đại học, đặc biệt là các trường tầm trung và thấp – ông William Shang, giám đốc nghiên cứu toàn cầu tại ĐH Tama, Tokyo cho hay. “Chúng tôi dự đoán một số trường sẽ không còn hoạt động nữa” – ông nói. Một vấn đề cấp bách mới đang đặt ra cho gần 800 cơ sở giáo dục bậc cao ở quốc gia này – theo dữ liệu của Bộ từ năm 2014.

Vậy cần phải làm gì?

Những thách thức mà các trường đại học Nhật Bản đang phải đối mặt không phải là mới. Nhiều trường đại học Mỹ cũng chung tình trạng này. Ở Mỹ, các trường đại học đang phát triển một loại hình kinh tế thứ hai, đó là các khóa học buổi tối, các trường mở rộng, giáo dục thường xuyên, các khóa học online…

Một số mô hình này có thể lại xuất hiện ở Nhật Bản, có thể hướng tới những người cao tuổi muốn làm gì đó với thời gian của mình. Nhưng cho đến nay, ở đây, câu trả lời mà một số trường đang đưa ra nghe có vẻ giống như những nguyên tắc cốt lõi của chính sách Abenomics của riêng họ.

Nhiệm vụ số một là toàn cầu hóa. Các chương trình như của ông Shang hay như chương trình mà Sato đang ghi danh đang ngày càng phổ biến hơn. Một số trường cố gắng chuyển sang lịch năm học của Mỹ, để sinh viên có thể thực tập ở nước ngoài. Đảng cầm quyền chào đón bài thi TOEFL – bài kiểm tra đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh – như một yếu tố ngày càng quan trọng của giáo dục công cũng như giáo dục tư nhân.

Năm 2014, Chính phủ đưa ra một sáng kiến tiêu tốn khoảng 77 triệu đô la để thuê người nước ngoài hoặc người Nhật Bản từng học ở nước ngoài về giảng dạy ở các trường đại học Nhật Bản. Rick Overton, giáo sư ĐH Âm nhạc Tokyo, đã tham gia vào việc tạo nên một chuyên ngành âm nhạc mới theo phong cách khai phóng cho sinh viên của ông. Ông nói rằng chuông báo động sẽ tắt chừng nào đội ngũ giảng viên, sinh viên nước ngoài được bàn đến, bởi vì các đồng nghiệp của ông lo ngại rằng sẽ “chẳng còn chút gì Nhật Bản nữa”.

Thế còn nhiệm vụ thứ 2? Đó chính là tự do hóa – khai phóng hóa. Ông Shang cho rằng, các khóa học theo kiểu truyền thống đang ngày càng khó bán, và ngày càng nhiều trường đại học đang coi các cuộc thảo luận kiểu hội  thảo như một cách để thu hút sinh viên. Ngành công nghiệp luyện thi trị giá 10 tỷ đô la ở Nhật Bản thậm chí cũng đang bị lung lay. Cách đây 2 năm, một trong những hệ thống trường luyện thi nổi tiếng nhất Nhật Bản đã đóng cửa ¾ chi nhánh – theo các báo cáo địa phương. “Tất cả những thứ từng là cách giáo dục truyền thống của người Nhật đang thay đổi” – ông Shang nói. “Chúng đứng sau các môn thể thao liên quan đến bóng” – ông Overton nói về nỗ lực sửa đổi chương trình của các đại học Nhật.

Khi nói tới giáo dục Nhật, ta thấy mùi hương của sự lão hóa tỏa ra, và có rất nhiều dấu hiệu cho thấy mọi thứ sẽ phải thay đổi sớm. Động lực mới nhất cho sự thay đổi này không chỉ là sự sụt giảm dân số vào năm 2018 mà còn là Olympics Tokyo 2020. Có một vài động thái nổi bật được đưa ra bởi các công ty lớn, đó là yêu cầu các nhân viên mới phải có tiếng Anh.

Giống như bản thân hệ thống kinh tế Nhật Bản vốn quen với việc phục vụ cho thị trường tương đối lớn những khách hàng có hiểu biết văn hóa trong nền kinh tế bong bóng suốt những năm 1980, hệ thống giáo dục Nhật Bản cũng phải hiểu ra điều gì đang nằm ngoài biên giới của mình.

Bài viết là quan điểm của tác giả

Nguyễn Thảo (dịch)