- Đã có những bài viết chỉ ra sự nhầm lẫn đến buồn cười trong cách triều phục của các vua triều Nguyễn. Trong bài viết dưới đây, tác giả Nguyễn Thế Dương (Queensland, Australia) chỉ thêm mấy điểm nhầm lẫn tai hại của những những bức chân dung được tâng bốc là “tuyệt phẩm” này.

Tôi tình cờ xem được bộ tranh phong tác rất bắt mắt trên mạng về chân dung 12 vị vua triều Nguyễn phóng tác được đăng tải trên một trang mạng. Theo nguồn đăng tải thì đây là chân dung được phóng tác lại từ các bức chân dung gốc. Do đó, không có chân dung của vua Dục Đức vì vị vua này không có di ảnh....

Chân dung vua Gia Long và Minh Mạng, có thật hay không?

Nếu dùng công cụ tìm kiếm google, có thể dễ dàng tìm thấy hình ảnh của Vua Gia Long (1762-1819). Đây cũng là hình ảnh được dùng đặt trên án thờ vua Gia Long ở Thế Miếu (Huế).

Cần khẳng định rằng đây là hình ảnh do người Pháp vẽ lại theo kí ức và tưởng tưởng những lần họ được diện kiến với vua Gia Long trong thời gian ông tiếp xúc với họ. Do đó, không có cơ sở để khẳng định mức độ giống của bức tranh gốc và bức tranh phóng tác so với chân dung thực của vua Gia Long. 

{keywords}

Chân dung phóng tác vua Gia Long

Thực tế, diện mạo thực vua Gia Long chỉ còn đọng lại trong các miêu tả của những người Pháp. Chẳng hạn, trong cuốn Souvenirs de Huế (Hồi kí Huế), Michel Đức Chaigneau đã  kể về hồi ức trong những lần gặp vua Gia Long từ lúc ông mới lên ngôi: "Vua Gia Long cao trên trung bình, thân thể cường tráng, tướng đạo mạo đáng kính tương xứng với tầm vóc, nét mặt đầy trang nghiêm và có sắc diện, chứng tỏ một tâm hồn cao đẹp” rồi “[Vua] da trắng, mắt sáng, chòm râu hoàn toàn bạc và dầy hơn râu những người đàn ông khác trong xứ. Mỗi bên má của ông có một hột cơm đen, râu bọc chung quanh, làm thành một chòm râu nhỏ mỗi bên, cạnh chòm râu lớn ở chính giữa, nhưng không hoàn toàn pha trộn vào nhau”.

{keywords}

Vua Minh Mạng và sứ thần Chân Lạp (vẽ năm 1834)
{keywords}
Tranh khắc gỗ vua Minh Mạng và các quan thượng thư (in năm 1872)

Dung mạo của vua Minh Mạng còn xuất hiện trong bức tranh khắc “Hoàng đế Đại Nam cùng các quan thượng thư” do E.Thérond khắc được in trong cuốn sách “All around the world an illustrated record of voyages, travels and adventures in all parts of the globe” xuất bản lần đầu năm 1872 tại London tức là sau thời điểm vua Minh Mạng băng đến cả nửa thế kỉ. Những nét vẽ của bức tranh cũng chỉ mang tính ước lệ theo tưởng tượng của hoạ sĩ chứ không thể coi đó là diện mạo thực của Minh Mạng được.

{keywords}
Chân dung phóng tác vua Minh Mạng

Lúc Gia Long và Minh Mạng sinh thời, khi công nghệ nhiếp ảnh chưa ra đời, ở châu Âu đã có truyền thống thuê hoạ sĩ để vẽ chân dung truyền thần. Tuy nhiên, do quan niệm về mê tín, các vua Việt Nam thường không cho phép vẽ chân dung của mình.

Bức chân dung truyền thần bằng chất liệu sơn dầu duy nhất của hoàng tộc Nguyễn vào thời điểm đó là của Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh khi ông sang Pháp kí hiệp ước Versailles vào năm 1787. Đây là tác phẩm của hoạ sĩ Maupérin được vẽ tại Hội Thừa sai Paris.

“Chân dung” vua Thiệu Trị, Tự Đức và Kiến Phúc: Râu ông nọ cắm cằm bà kia

Vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, ở ngôi 7 năm từ 1841 đến 1847. Từ trước tới giờ, chưa có một nguồn sử liệu nào ghi nhận về chân dung của nhà vua, kể cả từ người Pháp. Ấy vậy mà vị hoạ sĩ thời hiện đại kia vẫn phóng tác được một bức tranh vẽ chân dung một ông quan… đội mũ cánh chuồn.

Vậy nguồn gốc của “chân dung” vua Thiệu Trị ở đâu?

Sử dụng công cụ tìm kiếm google, chúng tôi rất kinh ngạc khi thấy “chân dung” của vua Thiệu Trị xuất hiện. Bức ảnh “chân dung” này được sử dụng trong rất nhiều bài viết khác nhau và được chính vị hoạ sĩ kia sử dụng để phóng tác thành tác phẩm vẽ vua Thiệu Trị. Tuy nhiên, nhìn vào tấm hình, chiếc mũ cánh chuồn là dấu hiệu cho ta biết ngay rằng đây không thể là chân dung của một hoàng đế được. Thực chất, đây là bức hình của của quan đại chính phụ thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886) đã bị một số báo “nhận nhầm” thành vua Thiệu Trị!

Dưới thời Tự Đức (1847 – 1883), nghệ thuật nhiếp ảnh đã ra đời và phát triển ở châu Âu. Chính vua Tự Đức đã đồng ý cử ông Trương Văn Sán, một viên quan trong Bộ Hộ sang Pháp học “tiểu phép chụp ảnh” và về nước mở hiệu chụp ảnh tại Huế năm 1878. Tuy nhiên, bản thân Tự Đức cũng hoàn toàn không lưu lại bất cứ bức ảnh chụp nào. Chỉ có 2 bức tranh theo kí ức và tưởng tượng của người Pháp vẽ chân dung của nhà vua, một bức nhìn thẳng và một bức nhìn nghiêng với hai khuôn mặt khác hẳn nhau. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì hình ảnh của nhà vua đã bị vẽ “rất dễ sợ” do sự tưởng tượng của một số hoạ sĩ người Pháp về một vị vua hà khắc với Thiên Chúa giáo.Do đó, không thể khẳng định được đây là diện mạođích thực của vua Tự Đức.

Còn bức “chân dung” vua Tự Đức do vị hoạ sĩ hiện đại kia vẽ thì đúng là một… thảm hoạ. Lại thêm một ông quan mặc áo bào của vua, đội mũ cánh chuồn được gán ghép cho vua Tự Đức. Tìm hiểu kĩ, chúng tôi phát hiện thấy rằng đó đích thực là được phóng táctừ bức chân dung của…  Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu.

Cũng tương tự cảnh “râu ông nọ cắm cằm bà kia” là bức “chân dung” vẽ vua Kiến Phúc. Vua Kiến Phúc lên ngôi năm 1883 khi 15 tuổi và chỉ tại vị được 8 tháng trước khi mất. Ông cũng hoàn toàn không để lại bất cứ một bức chân dụng nào. Tuy nhiên, công cụ google một lần nữa cho thấy rằng bức chân dung mà người ta gán cho vua Kiến Phúc và cũng được sử dụng để hoạ sĩ phóng tác chính là chân dung của… vua Duy Tân khi ông lên ngôi năm 7 tuổi (1907).

Cần tôn trọng tiền nhân và lịch sử

Năm 1863, phái bộ của nhà Nguyễn gồm Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Nguỵ Khắc Đản khi sang Paris để đàm phán năm 1863 đã trở thành những người Việt đầu tiên được chụp ảnh chân dung. Với các vua Nguyễn, việc chụp ảnh cho vua chỉ bắt đầu từ thời vua Đồng Khánh. Tháng 12 năm Ất Dậu (1886), vua Đồng Khánh đồng ý để người Pháp chụp ảnh chân dung gửi về Pháp “để tỏ tình giao hiếu” với nhau. Do đó, chỉ có ảnh của các vị vua từ Đồng Khánh trở về sau mới là chân dung thực sự.

Có rất nhiều người chia sẻ các bức tranh này trên các trang mạng xã hội như một công trình nghệ thuật và lịch sử có chất lượng. Thậm chí, có nhiều giáo viên đã sử dụng các hoạ phẩm này trong các bài giảng và giáo án trực tuyến. Tuy nhiên, với những nhầm lẫn như trên thì vô hình trung, chúng gây nên những ngộ nhận không đáng có với các bậc tiền nhân và lịch sử nước nhà. Do đó, chúng quyết không thể được nhìn nhận với tư cách là tư liệu phục vụ cho việc dạy học và nghiên cứu lịch sử!

{keywords}
Ảnh vua Duy Tân bị nhầm thành vua Kiến Phúc

{keywords}
Chân dung phóng tác vua Kiến Phúc (thực chất là chân dung của vua Duy Tân)

 

{keywords}
Ảnh ông Nguyễn Văn Tường (bị nhầm thành vua Thiệu Trị)

{keywords}
Ảnh Hoàng Diệu (bị ghép cho là của Tự Đức)

{keywords}

Chân dung phóng tác vua Tự Đức (thật ra là chân dung Hoàng Diệu)

{keywords}
Chân dung phóng tác vua Thiệu Trị (thực ra là từ hình của Nguyễn Văn Tường)

Dưới thời Tự Đức (1847 – 1883), nghệ thuật nhiếp ảnh đã ra đời và phát triển ở châu Âu. Chính vua Tự Đức đã đồng ý cử ông Trương Văn Sán, một viên quan trong Bộ Hộ sang Pháp học “tiểu phép chụp ảnh” và về nước mở hiệu chụp ảnh tại Huế năm 1878. Tuy nhiên, bản thân Tự Đức cũng hoàn toàn không lưu lại bất cứ bức ảnh chụp nào. Chỉ có 2 bức tranh theo kí ức và tưởng tượng của người Pháp vẽ chân dung của nhà vua, một bức nhìn thẳng và một bức nhìn nghiêng với hai khuôn mặt khác hẳn nhau. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì hình ảnh của nhà vua đã bị vẽ “rất dễ sợ” do sự tưởng tượng của một số hoạ sĩ người Pháp về một vị vua hà khắc với Thiên Chúa giáo.Do đó, không thể khẳng định được đây là diện mạo đích thực của vua Tự Đức.

Còn bức “chân dung” vua Tự Đức do vị hoạ sĩ hiện đại kia vẽ thì đúng là một… thảm hoạ. Lại thêm một ông quan mặc áo bào của vua, đội mũ cánh chuồn được gán ghép cho vua Tự Đức. Tìm hiểu kĩ, chúng tôi phát hiện thấy rằng đó đích thực là được phóng tác từ bức chân dung của…  Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu.

Cũng tương tự cảnh “râu ông nọ cắm cằm bà kia” là bức “chân dung” vẽ vua Kiến Phúc. Vua Kiến Phúc lên ngôi năm 1883 khi 15 tuổi và chỉ tại vị được 8 tháng trước khi mất. Ông cũng hoàn toàn không để lại bất cứ một bức chân dụng nào. Tuy nhiên, công cụ google một lần nữa cho thấy rằng bức chân dung mà người ta gán cho vua Kiến Phúc và cũng được sử dụng để hoạ sĩ phóng tác chính là chân dung của… vua Duy Tân khi ông lên ngôi năm 7 tuổi (1907).

Cần tôn trọng tiền nhân và lịch sử

Năm 1863, phái bộ của nhà Nguyễn gồm Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Nguỵ Khắc Đản khi sang Paris để đàm phán năm 1863 đã trở thành những người Việt đầu tiên được chụp ảnh chân dung.

Với các vua Nguyễn, việc chụp ảnh cho vua chỉ bắt đầu từ thời vua Đồng Khánh. Tháng 12 năm Ất Dậu (1886), vua Đồng Khánh đồng ý để người Pháp chụp ảnh chân dung gửi về Pháp “để tỏ tình giao hiếu” với nhau. Do đó, chỉ có ảnh của các vị vua từ Đồng Khánh trở về sau mới là chân dung thực sự.

Có rất nhiều người chia sẻ các bức tranh này trên các trang mạng xã hội như một công trình nghệ thuật và lịch sử có chất lượng. Thậm chí, có nhiều giáo viên đã sử dụng các hoạ phẩm này trong các bài giảng và giáo án trực tuyến.

Tuy nhiên, với những nhầm lẫn như trên thì vô hình trung, chúng gây nên những ngộ nhận không đáng có với các bậc tiền nhân và lịch sử nước nhà. Do đó, chúng quyết không thể được nhìn nhận với tư cách là tư liệu phục vụ cho việc dạy học và nghiên cứu lịch sử!

Nguyễn Thế Dương (Queensland, Australia)