- Chiều 2/10, Ban tổ chức cho biết đã có 10 trường THCS và 13 trường THPT trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng đã đăng ký đội tuyển tham dự.

GS.TS Lê Kim Long, hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội), Trưởng Ban tổ chức cho biết, kỳ thi toán quốc tế giữa các thành phố là một sân chơi dành cho học sinh giỏi, không phải kỳ thi chính thống. Đây là lần đầu tiên một thành phố ở Việt Nam tham dự.

Đối tượng tham dự kỳ thi gồm học sinh cấp THCS (học sinh khối 7,8,9) và học sinh cấp THPT (lớp 10, 11 và 12).

{keywords}
Ông Đoàn Công Thạo (đứng), hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ đề xuất: Kỳ thi nên có sự tham gia của Bộ GD-ĐT để có chính sách cho học sinh được giải?

Theo ông Long, mục đích góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu từ nhỏ. Kỳ thi này được tổ chức lần đầu tại Nga năm 1980. Mỗi năm có hàng chục nghìn học sinh từ hơn 100 thành phố ở gần 30 quốc gia trên thế giới tham dự.

Điều đặc biệt của kỳ thi là học sinh được làm bài tại thành phố của mình nên giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh.

Theo GS Lê Anh Vinh Đề thi do Ban tổ chức Trung ương tại Nga biên soạn và chuyển về các địa phương. Học sinh Việt Nam sẽ dự thi tại Hà Nội trong hai ngày (ngày 11/10 và 25/10). Bài làm của thí sinh sẽ được ban tổ chức tại địa phương chấm và gửi kết quả về Ban tổ chức Trung ương tại Nga.

Những thí sinh đạt mức điểm tiêu chuẩn của cuộc thi sẽ được cấp Bằng chứng nhận từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Trường ĐH Giáo dục trao giải theo từng cấp, trong đó số giải chính thức theo từng cấp không vượt quá 50% số thí sinh dự thi.

Ngoài ra, thí sinh còn được nhận thưởng giải cá nhân và giải thưởng đồng đội từ nhà tài trợ. Giải thưởng cá nhân cao nhất là 5 triệu đồng cùng với kỷ niệm chương.

Lễ bế mạc và trao giải sẽ diễn ra ngày 15/11. Năm 2015 là lần thứ 37 cuộc thi được tổ chức. Mỗi năm có hơn 1000 thí sinh đạt tiêu chuẩn được cấp Bằng chứng nhận từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Nguyễn Hiền