Theo một khảo sát được tiến hành trong tháng 5 và 6/2015, với hơn 1.500 người tại 63 tình thành, gia đình Việt Nam đang đối mặt với một số vấn đề như xung đột, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, ngoại tình, bạo lực gia đình…

Khảo sát Quan diểm xã hội về một số giá trị và vấn đề của gia đình đương đại Việt Nam được Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) công bố ngày 25.6.

Theo khảo sát này, gia đình Việt Nam đang đối mặt với một số vấn đề như xung đột, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình (27,5%), ngoại tình (16%), nợ quá khả năng chi trả (9,9%) và các vấn đề khác.

Trong khi đó, khuôn mẫu giới “đàn ông là trụ cột gia đình” hay “cha là nóc nhà” vẫn phổ biến, một mặt dẫn đến định kiến với các gia đình đơn thân, mặt khác dẫn đến những áp lực đối với nam giới. Nam giới đang chịu nhiều áp lực hơn nữ giới về kiếm tiền nuôi gia đình (54,2%), cân bằng giữa công việc và gia đình (37,9%), hay quan hệ họ hàng (16%).

Gần 1/3 số người tham gia khảo sát (31,5%) chịu áp lực về việc học tập của con cái.

{keywords}
Nguồn iSEE

66,4% đồng ý với câu nói “Con không cha như nhà không nóc”

Đây là kết quả khảo sát quan điểm về câu nói này. Có 16,5% có quan điểm trung lập với lý do “Gia đình nếu có trụ cột đủ sức khỏe, biết được trách nhiệm của mình thì điều đó rất tốt, bất kể đó là nam hay nữ, dị tính, song tính hay chuyển giới”; “Với trẻ mồ côi thì có mẹ cũng là rất hạnh phúc nên có cha hoặc có mẹ đều ổn cả. Điều bố mẹ mang tới cho con cái mới là cái được coi trọng”.

Tỉ lệ người không đồng ý với câu nói này đưa ra những lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình như: “Mẹ có thể thay cha làm mọi việc trong gia đình”, “Tôi cảm thấy câu nói như đang góp phần cản trở quyền bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội hiện nay”. “Các gia đình đồng tính nữ hoặc các bà mẹ đơn thân cũng có đầy đủ điều kiện chăm sóc tốt cho một đứa trẻ.

7/10 người ùng hộ “Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng”

Theo khảo sát, một câu nói cũng thuộc hàng “kinh điển” của các cụ “Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” cũng có tỉ lệ đồng ý khá cao – 71,5%. Trong đó, tỉ lệ nam giới ủng hộ nhiều hơn so với nữ giới – 74,4% so với 73,1%. Tỉ lệ phản đối của hai nhóm này đều trên 16%. Nhóm “khác” có tỉ lệ đồng ý thấp hơn hẳn so với nam và nữ - chỉ 14%.

Những người đồng ý chia sẻ quan điểm “Hạnh phúc của một con người là có một bờ vai để nương tựa. Bố mẹ rồi sẽ già đi, anh em rồi sẽ có cuộc sống riêng chỉ có vợ (chồng) là người đi cùng nhau đến hết cuộc đời”.

Những người không đồng ý bảo vệ quan điểm của mình với những lý lẽ như: “ Lựa chọn cách sống là quyền tự do của mỗi cá nhân”, “Việc muốn lập gia đình hay không là do quan điểm sống của mỗi người. Không nhất thiết cá nhân mỗi người phải lập gia đình mới gọi là cuộc sống hạnh phúc”.

“Con người có quyền tự do và hạnh phúc, cũng như quyền tự do đi tìm hạnh phúc. Nếu con trai muốn lấy chồng và con giá muốn lấy vợ cũng không sao. Miễn là họ mạnh khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần là được” – những người có ý kiến trung lập chia sẻ.

{keywords}
Không còn nhiều người mong muốn sống trong một gia đình có ba thế hệ

Hơn 40% không có cảm giác bình yên khi sống cùng gia đình

Trong đó, 27% cảm thấy bình thường khi sống cùng gia đình, và số còn lại cảm thấy không bình yên.

Gần 60% có cảm giác bình yên khi sống cùng gia đình, và tỉ lệ nữ giới cảm thấy bình yên thấp hơn so với nam giới - 54,9% và 67,6%.

Nữ gới cảm thấy không bình yên, không thỏa mãn trong gia đình cao hơn so với nam giới ở một số khía cạnh như: Phân công việc nhà; Tình cảm, sự chung thủy của bạn đời; Trải nghiệm về ngoại tình, bạo lực gia đình...

Không nhiều người mong đợi sống chung cùng ông bà

86,4% gia đình Việt Nam có từ 3 thế hệ trở lên – nguồn điều tra gia đình Việt Nam do Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch tiến hành.

Tuy nhiên, theo khảo sát của iSEE,  tỉ lệ người đề cao cấu trúc gia đình có ông bà sống chung với con cháu khá thấp.

Cụ thể, trong khảo sát về Các yếu tố làm nên gia đình mà bạn mong đợi, thì các giá trị liên quan đến tinh thần, tình cảm được đề cao. 74,5% đề cao việc các thành viên trong gia đình yêu thương nhau dựa trên sự thấu hiểu, chia sẻ. 46,7%

Chưa tới phân nửa số người được hỏi (46,7%) đề cao tiêu chuẩn gia đình có đầy đủ cha mẹ.

Tỉ lệ người đề cao những giá trị mới xuất cũng khá cao: 41% mong đợi các thành viên trong gia đình tôn trọng tự do cá nhân và sự riêng tư của nhau, 37,2% đề cao việc thành viên trong gia đình sống trung thực với nhau.

Các giá trị mang tính cấu trúc ít được đề cao: Chỉ có 13,2% người được hỏi mong đợi mô hình gia đình có ông bà sống chung với con cháu; gia đình được họ hàng, làm xóm tôn trọng (13,8%); giá trị mẹ đảm đang – cha là trụ cột kinh tế (18,8%).

Ngân Anh