Báo cáo mới về "vốn con người" cho thấy một thế giới – nơi mà “không ai bị tụt lại phía sau” vẫn còn là một viễn cảnh xa xôi, ngay cả ở những nền kinh tế phát triển nhất.

{keywords}
Chỉ số của Việt Nam được thông tin trên trang thông tin của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Nghiên cứu về "vốn con người" đo lường khả năng nuôi dưỡng tài năng thông qua giáo dục, việc phát triển các kỹ năng và khai thác ở tất cả giai đoạn trong vòng đời của con người.

Phần Lan là quốc gia xếp đầu bảng. Theo đánh giá, nước này phát triển và khai thác được 86% tiềm năng vốn con người.

{keywords}
Top 10 nền kinh tế có chỉ số "vốn con người' cao nhất năm 2015. Ảnh: Diễn đàn Kinh tế thế giới

Diễn đàn Kinh tế thế giới tin rằng chính tài năng, chứ không phải là tiền bạc, mới là yếu tố chủ chốt có liên quan tới đổi mới, cạnh tranh và tăng trưởng trong thế kỷ 21.

Chỉ số Vốn con người đánh giá mức độ giáo dục, kỹ năng và việc làm ở 5 nhóm tuổi khác nhau, bắt đầu từ dưới 15 tuổi tới trên 65 tuổi. Mục đích là để đánh giá hiệu quả của các khoản đầu tư hiện tại và trước đây vào vốn con người và cung cấp một cái nhìn về tiềm năng của một quốc gia trong tương lai.

Phần Lan đứng đầu bảng Chỉ số Vốn con người năm 2015, với 86/100 điểm. Những vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Na Uy, Thụy Sĩ, Canada và Nhật Bản. 5 quốc gia đứng đầu này cũng nằm trong nhóm 14 quốc gia đạt điểm số từ 80% trở lên. Nằm trong top 10 còn có Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, New Zealand và Bỉ.

Trong số các nền kinh tế tiên tiến khác, Pháp xếp vị trí số 14, trong khi Mỹ xếp thứ 17 – đạt dưới 80/100%. Vương quốc Anh xếp hạng số 19, trong khi Đức xếp số 22. Trong khối BRICS, Liên bang Nga (vị trí 26) đạt điểm số cao nhất với 78%. Trung Quốc đứng liền sau ở vị trí 64 với 67%. Brazil đứng thứ 78, tiếp sau đó là Nam Phi (số 92) và Ấn Độ (số 100).

Ngoài 14 quốc gia đã đạt mức tối ưu hóa 80% vốn con người, có 30 quốc gia đạt điểm số từ 70-80%. 40 quốc gia đạt mức từ 60-70%, trong khi 23 quốc gia đạt từ 50-60%. 9 nước đạt dưới 50%.

“Tài năng, chứ không phải tiền, sẽ là yếu tố chính liên quan tới sự đổi mới, khả năng cạnh tranh và sự tăng trưởng trong thế kỷ 21. Để thực hiện bất cứ sự thay đổi nào, cần phải sử dụng những tài năng tiềm ẩn của thế giới. Đối thoại, hợp tác, phối kết hợp giữa tất cả các lĩnh vực là rất quan trọng cho sự thích ứng của các cơ sở giáo dục, các Chính phủ và doanh nghiệp” – ông Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới nhận định.

{keywords}
Top 10 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có điểm số cao nhất bảng xếp hạng. Ảnh: Diễn đàn Kinh tế thế giới

Việt Nam xếp vị trí số 59 trong bảng xếp hạng, với điểm số 68,48%. Dân số đã hoàn thành bậc học trung học phổ thông của nước ta là 7,979 triệu người. Tỷ lệ dân số sống phụ thuộc là 9,3% (người già) và 33,6% (trẻ em).

Độ tuổi trung bình của dân số Việt Nam là 29 tuổi. GDP trên đầu người là 5,621 USD.

Với 66,094 triệu người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam tương đương 70,77%. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động là 77,5% và tỷ lệ người thất nghiệp là 2,2%.

  • Nguyễn Thảo (Theo Weforum)