- Sáng 3/3, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị phổ biến quy chế thi và triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015. Hàng loạt thắc mắc được đặt ra...

{keywords}
Không khí hội nghị sáng 3/3 tại Hà Nội (Ảnh: Văn Chung).

Tại hội nghị, những nội dung được lãnh đạo các trường THPT chất vấn: .Môn ngoại ngữ không dạy ở trường có được thi xét tốt nghiệp, có chứng chỉ có được miễn thi? Đăng ký nguyện vọng 1 và nguyện vọng bổ sung ra sao? Đề thi như thế nào? Đăng ký 5 môn thi, đến môn thứ 5 bị ốm, không thi được có được xét tuyển vào ĐH-CĐ?,…  

Những thắc mắc đặt ra được phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ GD-ĐT) Trần Văn Nghĩa giải đáp.

Thời gian đăng ký hồ sơ dự thi từ khi nào?

Từ 1/4 đến trước ngày 30/4 vì từ trước đến nay vẫn dành một tháng để thí sinh đăng ký và nhà trường rà soát, kiểm tra dữ liệu.

Học sinh phổ thông và GDTX đăng ký tại trường đang học.

Thí sinh tự do đăng ký tại các điểm do sở GD-ĐT đặt. Các em có quyền đăng ký ở nơi thuận lợi cho việc đi lại.

Miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp, vào ĐH-CĐ có phải thi?

Với những học sinh không được học ngoại ngữ, sở GD-ĐT quyết định thay thế ngoại ngữ bằng môn học khác. Sở căn cứ điều kiện thực tế, quyết định đăng ký không thi ngoại ngữ và báo cáo UBND tỉnh.

Những thí sinh học không đủ chương trình ngoại ngữ (chuyển trường) tức trước học một ngoại ngữ rồi chuyển trường học sang ngoại ngữ khác thì làm đơn xin thi môn ngoại ngữ phù hợp.

Thí sinh có chứng chỉ miễn thi ngoại ngữ được tính điểm 10 khi xét tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên về cơ bản các em vẫn phải tham dự kỳ thi THPT để xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ.

Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ không dạy ở trường nhưng được Bộ GD-ĐT quy định vẫn được miễn thi để xét tốt nghiệp THPT.

Thí sinh muốn thi môn ngoại ngữ không được dạy trong trường để xét tốt nghiệp cũng có thể làm đơn xin thi.

{keywords}
PGS.TS Trần Văn Nghĩa, phó Cục trưởng Cục Khảo thí&Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) giải đáp thắc mắc sáng 3/3. (Ảnh: Văn Chung)

Dự kiến khoảng 15/3 Bộ có hướng dẫn thực hiện quy chế sẽ quy định về những thắc mắc xung quanh môn thi này.

Thời gian xét tuyển ĐH-CĐ bắt đầu từ tháng 8

Với các em muốn học ngành năng khiếu (tổ chức tại trường) nên muốn thi vào trường như Trường ĐH Kiến trúc thí sinh cần xem thông tin của trường về lịch thi, môn thi năng khiếu nào. Thí sinh phải đăng ký tại trường để trường biết và tổ chức môn thi cho các em.

Vấn đề bảo lưu kết quả thi ra sao?

Từ trước đến nay chỉ bảo lưu kết thi quả thi tốt nghiệp THPT với học sinh GDTX, các em phải thi đủ số môn. Môn nào từ 5 điểm trở lên năm sau giữ kết quả. Nay mở rộng ra cho cả học sinh THPT.

Năm 2015, thí sinh vẫn được lấy điểm tốt nghiệp của năm 2014, không phải thi các môn đã bảo lưu. Bảo lưu chỉ để xét tốt nghiệp THPT, muốn vào các trường ĐH-CĐ thí sinh vẫn phải thi.

Thí sinh ôn thi như thế nào?

Phạm vi đề thi năm 2015 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Thời gian thi tự luận các môn Toán, Văn, Sử, Địa 180 phút; trắc nghiệm các môn Lý, Hóa, Sinh 90 phút. Ngoại ngữ nhiều khả năng sẽ có trắc nghiệm và tự luận.

Đề thi ra sao?

Có 2 nhóm câu hỏi trộn lẫn vào nhau. Nhóm câu hỏi độ khó tương tự tốt nghiệp THPT và GDTX. Bộ sẽ cân nhắc đến khối GDTX, đảm bảo thí sinh lực học trung bình hoàn toàn làm được và đủ điều kiện tốt nghiệp.

{keywords}
Thí sinh trong kỳ thi ĐH 2014. (Ảnh: Văn Chung).

Nhóm 2 câu hỏi phân hóa kết quả thi, nhờ đó mới xét tuyển ĐH-CĐ và giống đề thi ĐH-CĐ 2014. Mẫu thi có mẫu câu hỏi cơ bản và nâng cao.

Các môn khoa học xã hội nhân văn tiếp tục câu hỏi mở, vận dụng kiến thức thực tế, liên môn để làm bài. Giảm yêu cầu học sinh học thuộc. Như 2014 thi tốt nghiệp và đại học, môn Văn, Sử, Địa dữ liệu được đưa ngay vào bài thi. Các em không cần phải nhớ nhưng trên ngữ liệu đưa vào cần phân tích, bình luận. Hướng này sẽ tiếp tục được triển khai trong năm 2015.

Khoa học tự nhiên yêu cầu vận dụng kiến thức thực tế để giải quyết câu hỏi.

Các môn thi để xét tốt nghiệp THPT học sinh ôn như kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, môn thi làm căn cứ xét tuyển ĐH-CĐ học sinh ôn thi như kỳ thi ĐH-CĐ 2014.

Bộ có lưu ý đăng ký cụ thể các nguyện vọng?

Ở NV1, học sinh dùng giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký vào 1 trường với tối đa 4 ngành (nhóm ngành) với thứ tự từ 1 đến 4. Ví dụ ngành em thích nhất (số 1) là Bác sĩ đa khoa, nếu trược cho em ngành Bác sĩ răng hàm mặt, không được chuyển sang ngành khác.

Thí sinh lưu ý mức điểm thi và khối thi của trường để đăng ký NV1 cho hợp lý.

Về NV bổ sung: học sinh có 3 giấy giống nhau 3 trường, mỗi trường có tối đa 4 ngành được đăng ký với 12 nguyện vọng. Lưu ý các em không được quyền rút, chuyển NV như ở lần đăng ký NV1.

Ít thí sinh đăng ký thi chỉ để xét tốt nghiệp, vẫn phải tổ chức cụm thi do sở chủ trì?

Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Dự kiến Hà Nội sẽ có 9 cụm thi, 8 do các trường ĐH chủ trì, 1 do sở GD-ĐT chủ trì. Khâu tổ chức có thể phức tạp. Tới đây sở sẽ cho khảo sát số lượng, ít nhất phải được 2-3 phòng thi có thí sinh thuộc diện này. Nếu không tổ chức cụm thi với ít thí sinh sẽ tốn kém, phức tạp. Trường hợp ít quy định cho phép có thể gửi số lượng các em vào cụm thi do các trường ĐH chủ trì.

  • Văn Chung