Ở tuổi 40, sau gần 20 năm trong thế giới showbiz, bảng thành tích đồ sộ của Việt Tú đủ sức thuyết phục bất kỳ nhà đầu tư nào “chơi lớn” với những ý tưởng được anh trình bày.

Trong công việc, đạo diễn luôn giữ quan điểm sáng tạo không nhất thiết phải theo lối đi thông thường. Với anh, cá tính cũng quan trọng, nhưng quan trọng nhất là sản phẩm.

{keywords} 

- Đầu tiên, chúc mừng anh đã ra mắt thành công rực rỡ vở diễn thực cảnh đầu tiên của Việt Nam “Thủa ấy xứ Đoài”. Từ đâu mà anh quyết định thực hiện dự án bom tấn này?

Dự án xuất phát từ đơn đặt hàng của ông Đào Hồng Tuyển một doanh nhân hàng đầu của đất nước. Ý tưởng thực hiện các chương trình nghệ thuật dân tộc phục vụ du khách toàn cầu được tôi ấp ủ đã lâu, sản phẩm đầu tiên chính là “Tứ Phủ”, vì vậy có thể nói là nhân duyên khi tôi được gặp đúng nhà đầu tư ở thời điểm quyết định.

Với những gì đang ấp ủ, cộng với sự đầu tư bài bản (cho đến tận giờ này, chưa bao giờ ông Tuyển can thiệp vào bất kỳ chi tiết nào trong phần nội dung) chúng ta đã có một “Thủa ấy xứ Đoài”.

{keywords} 

- Những tác phẩm anh đã thực hiện dường như hoàn toàn không có sự liên quan tới hình thức bề ngoài của anh. Với một xã hội vẫn còn khá trọng hình thức bề ngoài, thường là người đạo mạo, anh có gặp khó khăn gì không khi tiếp cận với các nhà đầu tư?

May mắn cho tôi là giờ đây các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến sản phẩm. Nhưng khởi nghiệp hồi làm truyền hình định kiến này là một vấn đề, nhưng thay vì đối đầu tôi chấp nhận, cố gắng tạo ra sản phẩm tốt để được giao nhiều việc hơn, càng được việc cơ hội thay đổi định kiến càng lớn.


{keywords} 

Sau này ra làm ngoài khi mọi người đã biết đến mình thì khó khăn khác lại tới, tôi vốn không giỏi nói nên cơ hội tôi bị thu hẹp còn một nửa, tôi phải làm lại từ đầu cải thiện kỹ năng trình bày, dẹp bỏ sự ngang bướng rằng chỉ cần sản phẩm tốt là đủ vì tôi cho rằng khách hàng có quyền được cả nghe một phần trình bày hay và sở hữu những sản phẩm tốt, vì vậy tôi tìm cách học cách khắc phục điểm yếu của mình, cách suy nghĩ của nhà đầu tư để có thể kết nối với họ.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn thực sự cảm kích trước các khách hàng chỉ quan tâm đến sản phẩm, bất chấp hạn chế ở thời điểm đó, cho tôi những cơ hội công việc, chính họ là động lực để tôi thay đổi, một sự thay đổi tốt hơn và tăng thêm cơ hội thành công cho cả hai phía.

{keywords} 

- Anh không thích gây sốc, cũng không thích tạo scandal, xét theo tiêu chí thông thường ở anh không có yếu tố hút truyền thông. Vậy làm thế nào để một người luôn đi ngược lại xu hướng truyền thông như vậy mà tên tuổi vẫn trở nên phổ biến, và tác phẩm của anh vẫn trở thành “bom tấn” đều đặn như vậy?

Trong một thế giới mà mọi thứ bạn làm đều ở trên mặt báo hàng ngày, đôi khi sự im lặng lại là một “phương tiện truyền thông” khác biệt, tôi không sử mạng xã hội không có nghĩa là tôi không hiểu hay không biết sử dụng công cụ đó.

Tôi ý thức được thứ mình cần và tập trung tối đa vào tính mục đích. Mạng xã hội mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội, nhưng cũng lấy mất của chúng ta rất nhiều sự tập trung.

Chính vì vậy, nếu để ý chúng ta thấy đa phần sản phẩm (lí ra chúng ta có thể tạo ra) được chuyển hoá thành các bài viết phân tích tràn ngập, chúng ta được thoả mãn vì “có tiếng nói” nhưng bị dày vò hàng ngày vì không có sản phẩm. Tôi có được một người phụ trách truyền thông hiệu quả, và câu hỏi phía trên của bạn chính là một lời khen ngợi dành cho họ.

{keywords} 

- Có bí quyết gì để anh vừa có thể sản xuất những dự án bom tấn được đầu tư “khủng” nhất Việt Nam, đồng thời lại có thể làm cả những sự kiện với kinh phí rất thấp, vả cả những sự kiện cho cộng đồng nữa?

Không có bí quyết gì cả ngoài nguyên tắc đã nhận lời làm thì không có quan niệm nhỏ hay lớn, mà chỉ có chương trình thành công hay thất bại. Đồng tiền nhà đầu tư bỏ ra dù chỉ một đồng cũng là đáng quý, mỗi nhà đầu tư có một ý tưởng, ngân quỹ của riêng mình nên việc so sánh là tối kị. Việc của tôi đã nhận là cố gắng làm hết sức mình mà thôi.

- Nghệ sĩ và doanh nhân theo anh có điểm gì giống nhau và có điểm gì khác biệt? Anh có cho rằng một nghệ sĩ không nên quan tâm tới tiền bạc, nếu nghệ sĩ quan tâm đến tiền bạc là sẽ thực dụng và làm mất đi khí chất nghệ sĩ của mình?

Nghệ thuật và kinh doanh đều hướng đến mục đích là làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, người nghệ sĩ giỏi phải đồng thời là nhà kinh doanh giỏi, còn nhà kinh doanh giỏi luôn coi các ý tưởng tạo ra sản phẩm cho xã hội là một tác phẩm nghệ thuật, quan điểm nghệ sĩ không được quan tâm đến tiền bạc là một quan điểm ấu trĩ, tất cả chúng ta đều biết những nghệ sĩ đích thực từ Madonna, đến Steven Spieberg đều có tên trong bảng xếp hạng hằng năm của Forbes cả. Đồng tiền chỉ làm người nghệ sĩ mất đi khí chất khi người nghệ sĩ kém bản lĩnh và không thể kiểm soát được danh vọng của mình.

- Xin cảm ơn anh!

TN (thực hiện)