Tác giả sách "Hành trình 25 năm tìm hài cốt liệt sĩ của Phan Thị Bích Hằng" cho rằng nhà ngoại cảm là người chứ không phải là thánh, nên có thất bại là dễ hiểu.

Điều gì khiến anh thực hiện cuốn sách về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng?

- Trước hết, tôi là người chuyên viết phóng sự. Phàm là người viết phóng sự thì bao giờ cũng săn tìm những đề tài mới, lạ và “độc”. Chuyện về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng với khả năng đặc biệt và những cuộc tìm mộ ly kỳ, huyền hoặc đã “quyến rũ” tôi.

Khi theo chân chị tìm kiếm hài cốt, tận mắt chứng kiến khả năng đặc biệt của chị, cảm nhận rõ niềm hạnh phúc của những gia đình thân nhân liệt sĩ khi tìm thấy hài cốt của chồng, con, tôi vô cùng xúc động. Thấm thía sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ, tôi tâm nguyện phải làm gì đó để bù đắp phần nào mất mát của các anh, làm sao đưa hài cốt các anh về quê hương.

Kể từ đó, tôi luôn đồng hành với chị Bích Hằng và nhiều nhà ngoại cảm khác như chị Năm Nghĩa, anh Nguyễn Khắc Bảy… trong những cuộc tìm mộ.

Tôi viết cuốn sách này để bạn đọc hiểu đúng về công việc các nhà ngoại cảm đang làm, điều mà nhiều người còn bán tín, bán nghi, thậm chí riết róng tố cáo là lừa đảo, bịp bợm; sau là để dựng lại những trang sử hào hùng của cha anh.

{keywords}
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Để thực hiện các bài báo về quá trình tìm hài cốt của Phan Thị Bích Hằng, anh tác nghiệp như thế nào?

- Cẩn trọng là một trong những phẩm chất cần thiết nhất của người làm phóng sự. Cẩn trọng khi quan sát, ghi chép, lấy tư liệu, phỏng vấn các nhân vật liên quan, ý kiến của các nhà khoa học và điều đặc biệt quan trọng, đó là kết quả xét nghiệm ADN. Khi viết về đề tài này, tôi không tiếc công sức, thời gian, tiền của. Vì việc tìm hài cốt liệt sĩ không đơn giản.

Có những vụ việc kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Tôi đã gặp hàng trăm nhân chứng, hàng chục nhà khoa học để thu thập tài liệu, chứng cứ, kiểm chứng… Tập phóng sự này và nhiều tập phóng sự trước đó, là kết quả của những chuyến khoác ba lô vượt rừng, ngược suối ấy của tôi.

Khi đã thu thập đủ tư liệu, chứng cứ thuyết phục, tôi bắt đầu nghiên cứu kỹ lưỡng rồi tìm tòi giọng điệu, chọn lọc chi tiết, sắp xếp bố cục… để làm sao chuyển tải một cách trọn vẹn, trung thực, hiệu quả đến bạn đọc. Từ đó, gửi thông điệp tốt đẹp, nhân văn về lòng biết ơn, tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc, bổn phận với những người đã hy sinh thân mình cho hòa bình, độc lập…

Phóng sự là một thể tài giao thoa giữa báo chí và văn học, cho nên, tôi nghĩ, bên cạnh việc chuyển tải thông tin, phóng sự cũng phải chuyên chở “Đạo”, chuyên chở những hiểu biết và thương yêu đến cho mọi người.

Những kỷ niệm nào anh nhớ nhất trong quá trình thực hiện các bài báo này?

- Kỷ niệm thì nhiều lắm. Nhưng ám ảnh tôi nhất là chuyến đi đầu tiên vào K’Nack, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai tháng 3/2002 để tìm 500 hài cốt liệt sĩ đặc công. Một chặng đường dài 1.500 km từ Hà Nội. Tôi bật khóc khi nghe những người lính nay đã tóc bạc da mồi kể lại trận đánh năm xưa.

Khi đó, Mỹ - Ngụy xây dựng cụm cứ điểm tại K’Nak nhằm chặn đường giao liên của ta. Mùa xuân 1963, quân ta tấn công căn cứ địch. Bộ đội ta chiến đấu cực kỳ dũng cảm, dành được một số vị trí. Lô cốt cố thủ của địch bắn chặn quyết liệt. Quân ta thương vong gần hết. Xác của các chiến sĩ nằm la liệt trắng cả ven suối và chân đồi.

Lực lượng cứu thương và dân công hỏa tuyến cũng hy sinh hết nên không còn người cấp cứu và tải thương. Nếu tính cả lực lượng này, hơn 1.000 người đã để lại xương thịt ở trận đánh.

Sau chuyến đi ấy, tôi đã viết loạt phóng sự dài kỳ về hành trình tìm gần 500 hài cốt liệt sĩ ở Tây Nguyên. Tôi viết trong sự chấn động của cảm xúc, sự tức tưởi của nỗi đau. Ngay khi đăng kỳ 1, hàng ngàn cú điện thoại, hàng trăm bức thư và email của độc giả trong và ngoài nước đã gửi về cho chúng tôi bày tỏ niềm xúc động và cả những day dứt khôn nguôi.

{keywords}

Nhà báo Hoàng Anh Sướng. Ảnh: NVCC

Cuốn sách viết về nhiều cuộc tìm hài cốt của Phan Thị Bích Hằng, anh có đồng hành, chứng kiến tất cả những lần đi tìm hài cốt ấy?

- Phần lớn những vụ việc tìm mộ của chị Bích Hằng viết trong cuốn sách này, tôi đều đồng hành cùng chị và chứng kiến. Song cũng có một số vụ, vì thực hiện trong một thời gian dài nên có những lúc, do bận công việc, tôi không đi cùng được. Những trường hợp ấy, tôi đều xin tư liệu từ Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và phỏng vấn chị Hằng, phỏng vấn các nhân vật có liên quan.

Nhiều người cho rằng nhà ngoại cảm như Bích Hằng may mắn được trời phú cho những khả năng đặc biệt. Liệu họ có gặp những khó khăn gì khi đi tìm hài cốt liệt sĩ?

- Thật khó có thể kể hết những cuộc tìm mộ thành công của Phan Thị Bích Hằng mà các nhà khoa học, nghiên cứu đã ghi nhận, xác thực bằng xét nghiệm ADN. Có điều, chị Bích Hằng là một con người chứ không phải là một vị thánh nên không thể đòi hỏi phải tìm kiếm mộ thành công 100%.

Theo tôi, kết quả của một cuộc tìm mộ ngoại cảm, phụ thuộc vào 3 yếu tố. Thứ nhất là vong linh người mất, năng lượng sóng của họ có đủ mạnh để truyền thông tin nhiều, chính xác? Thứ hai, người đi tìm có tâm thực sự hướng đến người đã mất không, có tha thiết tìm được hài cốt người thân không? Thứ ba, nhà ngoại cảm, đóng vai trò trung gian như một trạm thu sóng. Họ có khả năng thực sự không? Sức khỏe, tâm lý lúc đi tìm hài cốt thế nào? Cho nên, khi cuộc tìm kiếm không thành công, chúng ta cần phải bình tĩnh xem xét xem vướng mắc, trục trặc ở yếu tố nào, không nên vội vã đổ lỗi, kết tội ngay cho nhà ngoại cảm là lừa bịp, là rởm.

Anh làm thế nào để cuốn sách của mình mang tính khoa học, báo chí, không sa vào mê tín như một số cuốn lấy mác là đề tài tâm linh khác?

- Đây là tập phóng sự nên tính trung thực tôi đặt lên hàng đầu. Những sự việc, hiện tượng tôi nêu trong bài viết đều đã được kiểm chứng, thực chứng. Nhiều chi tiết rất hay, hấp dẫn nhưng nếu không được kiểm chứng, tôi cũng không đưa vào bài viết. Tôi có may mắn là một Phật tử, tu tập thiền nhiều năm, nghiên cứu đạo Phật nguyên thủy nên tôi thường quán chiếu những hiện tượng tâm linh bằng tuệ giác, giáo lý nguyên thủy của đạo Phật.

Anh nghĩ sao về những ý kiến cho rằng Hoàng Anh Sướng thực hiện cuốn sách do nhận tiền từ Phan Thị Bích Hằng. Thậm chí có tin đồn rằng nhà ngoại cảm đã tặng anh hiện vật đắt giá để anh viết cuốn sách đó?

-Tôi là một Phật tử, trọng nghĩa khí và nhân cách. Hơn 20 năm làm báo, tôi chưa bao giờ để đồng tiền uốn cong ngòi bút. 15 năm đồng hành cùng nhiều nhà ngoại cảm, tôi chưa bao giờ nhận ở họ, dù chỉ một đồng. Tôi viết bằng cái tâm trong sáng.

Theo Zing