- Nhiều chương trình đặc sắc được tuyển chọn biểu diễn, nhiều giọng ca, nghệ sĩ tên tuổi sẵn sàng không ăn Tết... để phục vụ khán giả cả nước.

Phim chiếu rạp ngày Tết

Dịp tết Mậu Tuất này, những khán giả yêu thích phim ảnh có thể tới rạp xem những bộ phim sau:  50 Sắc Thái Tự Do gắn mác 18+, tràn ngập cảnh nóng táo bạo, xoay quanh cuộc sống tình ái mặn nồng sau ngày cưới của Ana (Dakota Johnson đóng) và Christian (Jamie Dornan đóng). Phim khởi chiếu tất cả các cụm rạp trên toàn quốc ngày 14/2/2018 (29 Tết).

{keywords}
0 Sắc Thái Tự Do gắn mác 18+, tràn ngập cảnh nóng táo bạo

 Mùa phim Tết 2018 có sự góp mặt của bốn tác phẩm đến từ các nhà làm phim Việt Nam, đó là Siêu Sao Siêu Ngố, Về Quê Ăn Tết, 798 Mười và Đích Tôn Độc Đắc, cùng ra mắt ngày Mùng 1 Tết (16/2/2018). Cả bốn phim đều là phim hài vui nhộn, riêng Về quê ăn Tết798 Mười kết hợp thêm yếu tố hành động và võ thuật. Phim chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc, cấm khán giả dưới 16 tuổi.

Hai phim hoạt hình trình chiếu dịp Tết năm nay là Ngôi làng tiền sửThỏ Peter cũng mang màu sắc hài hước từ hình vẽ tới câu chuyện. Hai phim chiếu tại tất cả các cụm rạp trên toàn quốc.

Dịp Tết năm nay cũng có sự tham gia của hai phim Tết đến từ các nhà làm phim Trung Quốc, gồm Truy Lùng Quái Yêu và Tây Du Ký 3: Nữ Nhi Quốc. Hai phim đều thuộc thể loại giả tưởng, phiêu lưu, hài.

Các Nhà hát ‘đỏ đèn’

Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ cử các đoàn đi phục vụ khán giả tại Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và tỉnh Yên Bái; các tỉnh miền Trung Tây Nguyên gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum và tỉnh Đắk Lắk.

Thêm vào đó, lịch diễn ở các địa điểm gần Hà Nội của Nhà hát này sẽ như sau: Bệnh sĩ (22/2 - mùng 7 Tết và 1/3 tại Học viện Ngân hàng); Ảo ảnh hạnh phúc (30/3 tại Bắc Ninh); Chia tay hoàng hôn (31/ 3 tại Hà Nội),...

{keywords}
 

Nhà hát Tuổi trẻ từ ngày 22/2 – 3/3 (tức mùng 7 Tết đến 16 Tết) tại khung giờ 20h, chương trình ca nhạc hài kịch “Chào xuân” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi sẽ mang tới cho khán giả những phút giây thư giãn lý thú. Ngày 4/4 và ngày 11/3 vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”. Ngày 18/3 vở “Ai là thủ phạm”. Nhà hát Tuổi trẻ còn diễn 10 buổi tại các huyện thuộc tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa và tỉnh Bình Định từ ngày 6 đến 20/3.

Nhà hát Kịch Hà Nội cử các đoàn đi các địa phương như Đan Phượng, Bắc Ninh,...để phục vụ khán giả với những vở kịch hài hước vui nhộn.

Từ ngày 20/2 - 30/3 đến  Nhà hát Chèo VN sẽ biểu diễn tại các huyện Hoành Bồ, Bình Liêu, thị xã Đông Triều, thị xã Ba Chẽ, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh và Phú Thọ. Từ ngày 5/2 – 10/3, Nhà hát Cải lương VN sẽ diễn các tỉnh Hòa Bình, Bắc Giang và tỉnh Hà Giang.

Nhà hát Múa rối VN sẽ biểu diễn phục vụ đồng bào xa Tổ quốc 3 buổi từ ngày 9/2 - 12/2 tại Hàn Quốc và 10 buổi từ 21/2 - 25/2 tại các huyện thuộc Tuyên Quang. Liên đoàn Xiếc VN sẽ diễn 10 buổi từ 29/2 – 15/3 tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa và cả các khu công nghiệp ở Hưng Yên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Xiếc thú đặc biệt diễn ra từ ngày mùng 3 - 5 Tết với tên gọi “Ngày hội xiếc thú và những chú hề” tại Rạp xiếc trung ương. Cải lương VN có 5 chương trình.

Hội chữ Xuân Văn Miếu khai mạc 24 tháng Chạp, kéo tới hết 10 tháng Giêng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu xin cho chữ của người dân, không gian hội chữ Xuân diễn ra bên Hồ Văn cũng là điểm hẹn văn hoá cho người dân thủ đô. Sân khấu chính dành cho các nghệ nhân và nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Các gian hàng làng nghề truyền thống từ tranh dân gian, mây tre đan, khắc gỗ và các khu trò chơi dân gian phân bố quanh hồ.

Ngân An - Thuỳ Dương