Tuyệt phẩm mùa Trung thu có từ thế kỷ thứ 19 đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. 

Nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm phát huy giá trị Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt các giá trị văn hóa phi vật thể, nhân dịp Trung Thu 2017, ngày 28/9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long đã tổ chức lễ khai mạc chương trình “Vui Tết Trung thu”.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Các hoạt động trưng bày gồm không gian hình ảnh và tư liệu quý về Trung thu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Xem hình ảnh tư liệu về Tết trung thu truyền thống quà hình vẽ của Henri Oger; Các hình ảnh sưu tầm tại Bảo tàng Albert Kahn (Cộng hòa Pháp) về đồ chơi Trung thu giai đoạn 1913 – 1916. Biểu diễn nghệ thuật múa sư tử (đội múa làng Triều Khúc, Hà Nội); múa rối nước (phường múa rối Thanh Hải, Thanh Hà, Hải Dương); múa rối cạn (phường rối cạn Tế Tiêu, Mỹ Đức, Hà Nội)…

{keywords}

{keywords}

Một số hình ảnh sưu tầm của bảo tàng Albert Kahn, Paris, Pháp về đồ chơi Trung thu được bày bán tại Hà Nội những năm 1913 - 1916.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Những đồ chơi truyền thống của các em nhỏ nhân dịp trung thu

Ngoài ra, tại chương trình “Vui Tết Trung thu”, BTC sẽ tổ chức các hoạt động tương tác trình diễn làm đèn ông sao, đèn con thỏ, đèn cù; dán diều, dán quạt; bồi và tô vẽ mặt nạ; bồi và tô vẽ mặt nạ; tô vẽ chuồn chuồn tre; làm bánh trung thu, nặn tò he, làm gốm… Chương trình có sự tham gia của các nghệ nhân.

Bên cạnh đó BTC cũng sẽ tổ chức các chương trình giáo dục học đường. Như, nói chuyện cùng các nhà khoa học về Tết Trung thu xưa và nay, xem nghệ nhân giới thiệu về trình diễn làm đồ chơi Trung thu truyền thống… Trò chơi truyền thống đi cầu tre gánh lúa, bập bênh, ném vòng, ngựa gỗ, bao bố, kéo co, chơi chuyền… Đặc biệt, vào 20h ngày 4/10, tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sẽ diễn ra chương trình “Đêm rằm phá cỗ”.

T.Lê