Với diện tích trưng bày trong nhà 2.700m2, tuy chưa thật đầy đủ nhưng người xem có thể hình dung phần nào về lịch sử con đường Trường Sơn huyền thoại tái hiện ở Bảo tàng đường Hồ Chí Minh.

Về miền cổ tích chỉ có trong tranh

Khán giả trẻ thích thú với triển lãm tranh 'Vũ điệu sắc màu'

{keywords}
Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh nằm trong hệ thống Bảo tàng lực lượng vũ trang, là bảo tàng hạng 2 trong hệ thống bảo tàng Quốc gia, là Chi hội trực thuộc Trung ương Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, thành lập ngày 13/7/1995 trên cơ sở của Bảo tàng Trường Sơn trong những năm chiến tranh, có khuôn viên rộng trên 20.000m2, nằm ở Km15 - Quốc lộ 6, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội. (Trong ảnh là hình ảnh Trường Sơn thủa ban đầu – bí mật vận chuyển thô sơ).
{keywords}
Đây là công trình văn hóa mang tính đặc thù của Bộ đội Trường Sơn, nơi duy nhất ở Việt Nam lưu giữ một con đường bằng một bảo tàng riêng: Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. (Trong ảnh là hình ảnh Đường 20 quyết thắng)
{keywords}
 Với hơn 15.000 hiện vật gốc, bảo tàng Đường Hồ Chí Minh có một quy mô không nhỏ so với hệ thống các nhà Bảo tàng trên toàn quốc. (Ảnh: Đồ dùng tự tạo: Bộ đội Trường Sơn tự tạo từ vỏ ống pháo sáng thu được của Mỹ sử dụng trên tuyến đường Trường Sơn).
{keywords}
Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phản ánh một cách sinh động sự trưởng thành lớn mạnh của Bộ đội Trường Sơn trên con đường huyền thoại với ý chí quyết thắng, lòng dũng cảm, trí thông minh của con người Việt Nam và tình đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương, góp phần làm nên thắng lợi trọn vẹn mùa Xuân 1975, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng và thống nhất đất nước. (Ảnh: Cánh quạt máy gạt -  Một bộ phận của chiếc máy gạt C100 do Anh hùng Vũ Tiến Đề, Tiểu đoàn 33 công binh, Binh trạm 14, sử dụng bảo đảm giao thông tại khu vực Cua chữ A – đường 20 quyết thắng, 1965 – 1967).

 

{keywords}
Với diện tích trưng bày trong nhà 2.700m2, tuy chưa thật đầy đủ nhưng người xem đã được nhìn tận mắt con đường Trường Sơn thu nhỏ cùng những khó khăn, gian lao, ác liệt mà nó đã trải qua, trân trọng những thành tựu và sự cống hiến, hy sinh của lớp lớp những người con thân yêu một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để giành Độc lập Dân tộc. (Ảnh Áo giáp Anh hùng lái xe Khúc Văn Lượng, Đại đội 10, Tiểu đoàn 781, Binh trạm 14 sử dụng từ năm 1963 – 1969, đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong công tác vận chuyển).
{keywords}
Vỏ đạn pháo 12,7mm: Một trong số vỏ đạn của khẩu đội 12,7mm do Anh hùng Phạm văn Cơ thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 98 chỉ huy, ngay từ loạt đạn đầu tiên đã hạ được một chiếc trực thăng của Mỹ tại ngầm Nava – Xiêng vông (Lào), đường 32, Tây Trường Sơn, ngày 31/12/1971).

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Chiến tranh điện tử và chiến tranh hủy diệt ở Trường Sơn.
{keywords}
Hệ thống đường kín. 
{keywords}
Máy chữ OTIMA: Trang bị của Trạm văn thư bảo mật thuộc Bộ Tham mưu Đoàn 559 đã sử dụng đánh công văn, tài liệu phục vụ cho việc mở đường chi viện chiến dịch Trường Sơn. 
{keywords}
 Bộ sưu tập Hành trang chiến sỹ Trường Sơn.

{keywords}

Một góc bảo tàng. 
{keywords}
Một số công trình tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
{keywords}
Mẫu đá: Xí nghiệp xây dựng cầu 11 – Công ty xây dựng 99, khoan cọc số 1, mố M1 – cầu Trạ Ang ở độ sâu 39, 19m đường Hồ Chí Minh, xã Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, ngày 19/5/2012.
{keywords}
Sa bàn thế trận Trường Sơn.
{keywords}
Hầm Sở chỉ huy cơ bản Trường Sơn.
{keywords}
Hệ thống trưng bày ngoài trời.


Tình Lê
 

Tới thăm khu tưởng niệm liệt sĩ tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh

Tới thăm khu tưởng niệm liệt sĩ tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh

Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Trường Sơn tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh ghi danh 19.243 liệt sĩ đã ngã xuống trên tuyến đường lịch sử này.