Tiếng thợ ảnh và những người bán hàng lưu niệm trên chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) khiến cho du khách cảm thấy khó chịu khi lên đỉnh thiêng đất Phật.

Thợ ảnh, người bán hàng ‘đại náo’ chốn thiêng

Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Chùa Đồng đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới, được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử.

Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6.000 m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng nghìn bậc đá, đường rừng núi... Còn nếu đi cáp treo, khách hành hương cũng vẫn mất khoảng hơn 3 tiếng cả đi lẫn về.

Đi một quãng đường dài như vậy, lên tới đỉnh thiêng của cõi Phật những tưởng du khách sẽ thảnh thơi, thả hồn vào đất trời, nghe tiếng chuông chùa, thành tâm kính Phật thì đén đây lại gặp cảnh nhốn nháo. Tiếng thợ đứng từ mỏm đá này, với sang mỏm đá khác chào mời du khách chụp ảnh, tiếng rao bán những món đồ lưu niệm hệt như những lời mời tại các gian hàng giá rẻ ở hội chợ nào đó.

Một Việt kiều Canada chia sẻ gia đình ông từng đi chùa Đồng cách đây 10 năm, không khí khác bây giờ rất nhiều. “Bây giờ người thì đông, đi lại cũng thuận tiện, diện tích trên chùa lại nhỏ, các dịch vụ đi kèm nữa, thôi đành chấp nhận”, Việt kiều này cho hay.

Bà Nguyễn Thị Lan cho biết bà đã không thể tập trung để lễ Phật khi cứ văng vẳng bên tai tiếng chào mời chụp ảnh. Tuy nhiên, bà tự an ủi rằng: “Thôi thì họ mời mà mình không chụp họ cũng thôi, chứ có nơi còn kéo co khách chẳng may trên đỉnh núi sẩy chân thì không biết như thế nào”.

'Dải băng lạ' trên đường hành hương

Trong chuyến hành hương chúng tôi còn thấy hình ảnh những dải băng màu đỏ có chữ Trung Quốc treo ở lan can quanh chùa Đồng, dọc lối đi xuống tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Hình ảnh những dải băng đỏ bay phấp phới trên chùa Đồng giống hệt với những dải băng mà khách du lịch hay treo tại Phượng Hoàng Cổ Trấn (Trung Quốc).

Một chị bán hàng rong ngồi men rừng trúc cho biết từ đầu Tết âm lịch đến giờ, nhiều du khách lên chùa thường mang theo sợi dây màu đỏ này. Họ nói mua ở nhà xe Ga Giải Oan, hoặc thỉnh tại Chùa Trình (thuộc quần thể di tích- danh thắng Yên Tử) treo lên đây để cầu may. 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Dải băng đỏ gắn đầy trên những cành cây ở chùa Đồng, dọc lối đi xuống tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Dòng chữ trên dải băng được dịch là 'Đi lại bình an, thuận buồm xuôi gió'.


Hoà thượng Thích Khai Từ cho hay dịp Tết vừa qua, có rất nhiều người đăng ký dây cát tường này nên tại Chùa Trình, các sư tổ chức thỉnh cho phật tử. Những dây này nhà chùa cũng đi mua, phật tử tuỳ tâm công đức từ 10.000-50.000 đồng. Dây cát tường này mọi người đi lễ thường treo ở những cây quanh chùa với hy vọng cầu đi lại bình an, thuận buồn xuôi gió.

Theo sư trụ trì tại một ngôi chùa ở Hà Nội (đề nghị phóng viên không nêu tên) cho biết việc sử dụng dây cát tường cầu an là nét văn hóa của nước ngoài, khá phổ biến ở Trung Quốc, nhưng tại Việt Nam thì các Phật tử lại xa lạ. Dòng chữ in trên dây cát tường là tiếng Trung Quốc, vì vậy không phải ai cũng hiểu cặn kẽ. Nhiều người cứ thấy nhà chùa làm, mọi người thỉnh thì họ làm theo.

Nếu không cân nhắc cặn kẽ thì việc thỉnh sợi dây màu đỏ treo lên cây như thế này sẽ lan rộng ra nhiều cơ sở tín ngưỡng thờ tự Phật giáo khác. 

{keywords}

{keywords}

Dải băng đỏ tại Phượng Hoàng Cổ Trấn 

 Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng ban Quản lý di tích di tích và rừng Quốc gia Yên Tử thông tin việc thợ ảnh lên chùa Đồng chụp đều được sự đồng ý của Ban quản lý. “Ban Quản lý giao cho một đầu mối, họ quản người ở trên đó, tất cả thợ ảnh đều phải mặc áo màu xanh có chữ của cửa hàng ảnh ở đằng sau. Những ngày đông đúc, chính những thợ ảnh này cũng là người phát hiện ra hiện tượng trộm cắp, báo cho anh ninh để tiến hành bắt giữ. Có thể những ngày đông, thợ ảnh mang cả người nhà lên để hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện tượng như phóng viên nêu, chúng tôi sẽ cho người tiến hành kiểm tra”, ông Dũng nói.

Còn những dải băng đỏ, ông Lê Tiến Dũng cho hay đã tuyên truyền du khách không mang dây đỏ lên cây treo nữa. Những sợi dây này từ trước và ban quản lý chưa gỡ ra.

Tình Lê

Hoa đào, hoa mai đẹp chưa từng có tại Yên Tử

Hoa đào, hoa mai đẹp chưa từng có tại Yên Tử

Lễ hội hoa anh đào, mai vàng tại Yên Tử năm 2018 được đánh giá là có nhiều hoa đẹp nhất từ trước tới nay.

Nam thanh niên cõng người yêu lên đỉnh Yên Tử vãn cảnh

Nam thanh niên cõng người yêu lên đỉnh Yên Tử vãn cảnh

Đoạn clip dài khoảng hơn 2 phút ghi lại hình ảnh chàng trai cõng người yêu của mình trên lưng leo lên chùa Đồng - Yên Tử trong sự cổ vũ của những người xung quanh.

Du khách bất ngờ vì phí lên Yên Tử cao

Du khách bất ngờ vì phí lên Yên Tử cao

Thu phí trở lại sau 10 năm miễn phí, ngày 10 tháng Giêng khai hội Yên Tử (Quảng Ninh), nhiều du khách bất ngờ vì mức phí cao.

Đỉnh Yên Tử mờ sương, biển người len chân ngày khai hội

Đỉnh Yên Tử mờ sương, biển người len chân ngày khai hội

Sáng nay, hàng nghìn người hành hương về đất Phật Yên Tử (Quảng Ninh) khiến khu vực trên đỉnh chùa Đồng ùn tắc nghiêm trọng.

Nhiều hạng mục đầu tư ngàn tỷ phục vụ lễ hội Yên Tử

Nhiều hạng mục đầu tư ngàn tỷ phục vụ lễ hội Yên Tử

Lễ hội xuân Yên Tử 2018 sẽ bắt đầu khai hội vào ngày 10 Âm lịch và nhiều hạng mục của công trình đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sẽ được đưa vào phục vụ khách thập phương. 

Sập giàn giáo công trường cáp treo Yên Tử, 4 người trọng thương

Sập giàn giáo công trường cáp treo Yên Tử, 4 người trọng thương

Giàn giáo công trường thi công nhà ga cáp treo số 1 Yên Tử bất ngờ đổ sập khiến 4 người bị thương nặng phải cấp cứu ngay trong đêm.