- Bô rác tạm tại khu phố 6 (phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM) vốn là một điểm tập kết rác giữa khu dân cư đông đúc trong gần 20 năm nay. Hàng ngày, người dân trong khu vực đã phải hít thở mùi hôi thối nồng nặc từ bãi rác, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống.

Chúng tôi có mặt tại đây vào vào một buổi xế chiều. Trên khu đất khá rộng dọc theo đường Dương Thị Mười, hàng chục xe rác lớn nhỏ liên tục ra vào đổ rác. Đống rác cao như núi. Mùi hôi thối theo gió đi vào khu dân cư chỉ cách đó vài chục mét. Bên ngoài, trên lề đường, hàng đống bao đầy phế liệu vương vãi khắp nơi.  

{keywords}
Bô rác tạm phường Hiệp Thành hoạt động 20 năm nay.

Được biết, bô rác ban đầu chỉ là nơi người dân lén lút đổ rác. Sau đó, những xe rác đi thu gom rác trong dân về tập kết tại đây chờ xe ép rác đến nhận.

Giai đoạn đầu là như thế, nghĩa là không có rác tồn đọng. Nhưng không hiểu vì lý do gì, từ một nhúm rác nhỏ không lấy hết, rác tiếp tục phình to rồi được hợp thức hóa thành bô rác tạm vào năm 2000.

Gần đây, Công ty dịch vụ công ích đã xây dựng nhà chứa rác nhưng rác vẫn đổ lênh láng trên bãi đất trống.

{keywords}
Hình ảnh tại bô rác

Nhiều người dân sống chung quanh bô rác rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm nơi đây. Theo bà con, nhiều năm nay người dân đã phải chấp nhận sống chung với mùi hôi thối. Ở trong nhà, họ vẫn phải mang khẩu trang bởi mùi hôi len lỏi vào mọi ngóc ngách.

Đặc biệt, ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng tới các cháu còn nhỏ và nhất là trẻ sơ sinh. Mùi hôi thường xông lên nồng nặc vào những lúc trời đang nắng chuyển sang mưa. Đã vậy, nước mưa hòa với nước rác chảy lênh láng, thấm xuống lòng đất.

Khu vực này mới được cung cấp nước sạch khoảng 1 tháng nay. Trước đó và hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ dân sử dụng nước giếng. Với tình trạng ô nhiễm này, nhiều năm nay bà con trong khu vực đã phải dùng nguồn nước bẩn mà không có biện pháp cải thiện.

{keywords}
Rác tập kết về bãi

Một người dân sống đối diện bô rác cho biết: "Nhiều lần bà con yêu cầu di dời bô rác đến vị trí thích hợp nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Chúng tôi chẳng biết kêu vào đâu nữa, chỉ biết sống chung với ô nhiễm".

Cuối tháng 10 vừa qua, do quá bức xúc người dân đã chặn không cho xe thu gom rác vào đổ rác để phản đối tình trạng ô nhiễm kéo dài từ nhiều năm qua làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của họ. 

{keywords}
Có nhà chứa nhưng rác vẫn đổ tràn lan trên nền đất

Được biết, bô rác tạm phường Hiệp Thành được Công ty dịch vụ công ích quận 12 sử dụng làm trạm trung chuyển rác thuộc phần đất của dự án Công viên văn hóa thể dục thể thao quận 12. Hiện chủ đầu tư dự án đã triển khai thi công nhưng phải chịu chậm tiến độ vì bô rác.

Ông Trần Hồ Duy, chủ tịch UBND phường Hiệp Thành, cho biết, bô rác tạm phường Hiệp Thành dự kiến sẽ được di dời đi nơi khác vào năm 2018. Trong khi chờ đợi, UBND quận 12 đã chỉ đạo Công ty dịch vụ công ích xây dựng nhà chứa rác nhằm hạn chế mùi hôi, nước rác làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân trong khu vực.

{keywords}
Chưa kể phế liệu nhặt được từ rác chất đầy trên lề đường.

Như vậy, nếu đúng như lời hứa của quận, bà con chung quanh bô rác tạm còn phải chịu đựng thêm một thời gian dài nữa bởi đã có nhà chứa rác nhưng rác vẫn tràn lan và dường như không thể khống chế được mùi hôi và nước rác.

Mải dọn rác dưới cống, nam công nhân chết lặng vì gặp người yêu

Mải dọn rác dưới cống, nam công nhân chết lặng vì gặp người yêu

Một lần người yêu của Thành đến công viên chơi cùng bạn, cô bắt gặp cảnh Thành đang mải miết kéo rác thải dưới cống lên. Cô lại gần ngạc nhiên nhìn anh. Bất giác, Thành ngẩng lên và anh chết lặng vì bất ngờ.

Không đi theo mẹ, cô bé 12 tuổi nhặt rác nuôi cha tàn phế suốt 5 năm

Không đi theo mẹ, cô bé 12 tuổi nhặt rác nuôi cha tàn phế suốt 5 năm

Câu chuyện cô bé hiếu thảo người Thái - Satang - hàng ngày đi nhặt rác, bán rau để lo cho cha hiện khiến nhiều dân mạng bật khóc.

Vợ chồng nghèo bới rác nuôi bé 18 tháng tuổi bị bỏ rơi

Vợ chồng nghèo bới rác nuôi bé 18 tháng tuổi bị bỏ rơi

Mấy ai biết ở bãi rác này từ nhiều năm nay, có những mảnh đời nghiệt ngã hàng ngày bám trụ để mưu sinh...

Trần Chánh Nghĩa