Bức ảnh thơ mộng về cặp đôi hôn nhau dưới mưa khiến nhiếp ảnh gia khốn đốn với hậu quả khôn lường.

{keywords}
Bức ảnh về nụ hôn dưới mưa “gây bão”. (Ảnh: Jibon Ahmed)

Nhiếp ảnh gia Jibon Ahmed (30 tuổi) người Bangladesh gần đây đã đăng lên Facebook cá nhân bức ảnh gây tranh cãi về một cặp đôi hôn nhau dưới cơn mưa.

Đối với nhiều người, đây có thể là một khung cảnh hạnh phúc tràn ngập tình yêu lãng mạn, nhưng trong mắt nhiều người dân đất nước Bangladesh, đây là một bức ảnh khiếm nhã, bất lịch sự và không hợp khuôn phép.

Tờ Washington Post đưa tin cho biết, bức ảnh được chụp tại trường Đại học Dhaka, Bangladesh đã lan truyền trên mạng xã hội và thu hút nhiều phản hồi tích cực. Bên cạnh đó, nó cũng phải chịu sự chỉ trích từ các cá nhân bảo thủ của quốc gia Hồi giáo này.

Một bình luận gay gắt của cư dân mạng nói rằng: “Các cặp đôi ngày càng táo bạo hơn. Trước đây những điều này chỉ diễn ra một cách bí mật, còn bây giờ họ hôn nhau giữa ban ngày ban mặt. Rồi cũng sẽ có ngày họ làm tình nơi công cộng thôi”.

Vào thứ hai tuần trước (ngày 23/07), anh Ahmed ghi lại được khoảnh khắc tuyệt đẹp “nụ hôn dưới mưa” trong lúc lang thang trong khu trường đại học Dhaka. Nhưng sau khi bức ảnh được đưa vào khâu biên tập của trang Purboposhchimbd nơi Ahmed làm việc, nó đã bị từ chối xuất bản vì các biên tập viên lo sợ sẽ nhận phải quá nhiều phản ứng tiêu cực.

Đó chính  là lúc Ahmed quyết định đăng tải ảnh lên mạng xã hội Facebook và Instagram của mình.

{keywords}
Bức ảnh được đăng tải trên Facebook của Ahmed thu hút sự chú ý. (Ảnh: News18)

Những ngày sau đó, trong khi bức ảnh vấp phải nhiều ý kiến trái chiều thì ngay bản thân Ahmed cũng lãnh chịu hậu quả không ngờ. Anh bị đánh đập bởi một số phóng viên và nhiếp ảnh gia khác và bị sa thải khỏi nơi làm việc.

Anh nói: “Tôi không chắc về nguyên nhân tôi bị đánh. Tôi không hề đáp trả bằng bất kỳ hành động pháp lý nào vì có thể đây là đồng nghiệp của tôi, cũng có thể là những người tôi sẽ làm việc cùng trong tương lai. Văn phòng nơi tôi làm việc không đưa ra lý do chính đáng về việc sa thải tôi. Họ chỉ bảo tôi không thể làm việc ở đó nữa”.

{keywords}
Anh Jibon Ahmed. (Ảnh: Facebook)

Sau những gì đã xảy ra, Ahmed thể hiện lòng dũng cảm không hề sợ hãi: “Mỗi công việc đều có những khó khăn riêng. Nhưng điều đó không thể khiến chúng ta bỏ cuộc.

Có rất nhiều thứ cần được thay đổi trên thế giới này, nhất là quan điểm sống của mọi người. Với tôi, các giáo lý đạo đức không quyết định giá trị tác phẩm của người nghệ sĩ. Bức ảnh này cho tôi thấy biểu tượng của một tình yêu thuần khiết. Tôi rất vui về điều đó”.

Phú Yên đẹp như tranh qua ống kính nhiếp ảnh gia

Phú Yên đẹp như tranh qua ống kính nhiếp ảnh gia

Qua ống kính của Dương Thanh Xuân, miền biển Phú Yên đẹp đến nao lòng.

Người đàn bà đeo trang sức ở hồ Gươm khiến nhiếp ảnh gia ngán ngẩm

Người đàn bà đeo trang sức ở hồ Gươm khiến nhiếp ảnh gia ngán ngẩm

“Một người phụ nữ ăn mặc sang chảnh, đeo đầy trang sức yêu cầu tôi đi theo để chụp ảnh cho mình. Thế nhưng, khi chốt số lượng ảnh để rửa thì chị ta bảo, không có tiền”.

Nữ nhiếp ảnh gia đi khắp thế giới để ghi lại vẻ đẹp của người phụ nữ

Nữ nhiếp ảnh gia đi khắp thế giới để ghi lại vẻ đẹp của người phụ nữ

Sinh ra ở Roumani, Mihaela Noroc đã đến 60 quốc gia để chụp ảnh chân dung những người phụ nữ. Cô gọi dự án của mình là “Từ điển Nhan sắc” và lên kế hoạch xuất bản cuốn sách ảnh vào tháng 9 năm nay.

Vũ Nguyên (Theo The Washington Post)