“Một đồng nghiệp của tôi đã từng “sởn da gà” khi ngày đầu tiên đi làm đã gặp phải kẻ có vấn đề về tâm lý. Anh ta rình mò trong phòng thay đồ với ý định xấu”, Nguyễn Huy Mạnh, huấn luyện viên (HLV) bơi lội SN 1989, kể lại.

Người phụ nữ bị đuối nước ở bể bơi

Với mức học phí tối thiểu 3 triệu đồng/học viên/khóa, nghề dạy bơi được cho là nghề “hốt bạc” trong những tháng hè. Sau khoảng thời gian đó, nhiều HLV bơi có thể bỏ túi cả trăm triệu đồng.

{keywords}
Huấn luyện viên Huy Mạnh đang hướng dẫn học viên nữ kỹ thuật bơi. Ảnh: Diên Vỹ.

Đây là mức thu nhập khủng đối với nhiều người nên sức hút của nó là khá lớn. Nhiều người trẻ không qua trường lớp nhưng có đam mê và năng khiếu bơi vẫn háo hức bước vào nghề. Tuy nhiên khi làm nghề không ít người đã nhận ra rằng, công việc này không đơn giản như người ta vẫn nghĩ.

Nguyễn Huy Mạnh (SN 1989, quê Hải Dương) - HLV bơi tại các bể bơi thuộc khu vực Cầu Giấy, Hà Nội khẽ lắc đầu khi người viết đề cập đến vấn đề thu nhập.

Gần 10 năm theo nghề HLV bơi, Mạnh thừa nhận, công việc này đã đem lại cho anh thu nhập để duy trì cuộc sống và đam mê. Nhưng không ít lần công việc khiến anh thấy nản lòng vì cách hành xử giữa người với người.

“Tôi làm HLV bơi, mỗi ngày dìm mình dưới nước cả chục giờ đồng hồ. Vì vậy tôi không chỉ có kỹ năng bơi lội để truyền tải đến các học viên. Tôi còn có kỹ năng quan sát những tai nạn dưới nước và đã cứu được hàng trăm người đuối nước dưới hồ. Nhưng rất ít những nạn nhân trong số này nói lời cảm ơn. Thậm chí có đồng nghiệp của tôi còn bị chửi bới và dọa dẫm vì nghi có ý định xấu”, Mạnh trải lòng.

Anh giải thích, khi cứu người anh cũng như các đồng nghiệp của mình không bao giờ nghĩ đến chuyện được trả ơn hay được người khác coi mình là ân nhân. Tuy nhiên việc nói lời cảm ơn với người giúp đỡ mình là văn hóa tối thiểu.

“Tôi vẫn nhớ, ngày đầu tiên bắt đầu công việc ở bể bơi, tôi đã quan sát thấy một người phụ nữ. Người phụ nữ này bơi rất giỏi và rất chăm chỉ. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà đang bơi thì chị ta ngợp nước rồi chới với và chìm dần.

Thấy vậy, tôi lao đến và đưa người phụ nữ này lên bờ. Sau đó, tôi còn tiến hành các kỹ thuật cứu đuối. Khi tỉnh lại, chị ta không nói một lời cảm ơn mà còn tỏ ra bực bội. Điều đó làm tôi rất bất ngờ. Không lẽ, hai tiếng cảm ơn lại khó nói đến như vậy hay sao ?” - vị HLV quê Hải Dương đặt câu hỏi.

Chuyện khó nói trong phòng thay đồ

Gần 10 năm theo nghề, Huy Mạnh đã tự đúc kết cho mình một kinh nghiệm muốn bám trụ và sống tốt với nghề thì người HLV cần phải trau dồi rất nhiều kỹ năng sống và nghiệp vụ.

“Trong nghề này, nếu không có đủ bản lĩnh và tự tin, người HLV rất dễ rơi vào cạm bẫy rồi rẽ sang một hướng khác” - Mạnh nói. Theo Mạnh, những cạm bẫy này có thể đến từ lòng tham của HLV nhưng cũng có thể là từ học viên, khách đến bể bơi hay những kẻ thích rình mò trong phòng thay đồ.

{keywords}
Gần 10 năm theo nghề, Huy Mạnh chia sẻ, muốn bám trụ và sống tốt với nghề thì người HLV cần phải trau dồi rất nhiều kỹ năng sống và nghiệp vụ. Ảnh: Diên Vỹ.

“Một đồng nghiệp của tôi đã từng “sởn da gà” khi ngày đầu tiên đi làm đã gặp phải kẻ có vấn đề về tâm lý. Anh ta rình mò trong phòng thay đồ. Lúc tiếp cận được HLV,  anh ta cố tình đụng chạm cơ thể rồi thì thầm gạ gẫm. Nhưng bạn tôi là người bản lĩnh nên đã xử lý đầy thuyết phục khiến gã này không còn dám xuất hiện ở hồ bơi đó nữa” - vị HLV quê Hải Dương kể lại.

Với bản thân mình, Mạnh cũng đã từng gặp trường hợp học viên đóng tiền nhưng không phải để học bơi.

“Đó là một người phụ nữ trung tuổi. Trước khi đăng ký với tôi, chị ấy đã học một vài khóa bơi ở các thầy khác. Khi học, chị ta chỉ thích tán tỉnh và đụng chạm cơ thể của HLV chứ không hề tập trung.

“Càng ngày chị ấy càng có nhiều biểu hiện bất thường và những đề nghị táo bạo hơn về chuyện nam nữ. Có hôm, chị ta còn rủ tôi đến nhà xem đá bóng vào lúc 1, 2 giờ sáng. Điều này khiến tôi thấy rùng mình. Tôi kiên quyết từ chối. Sau đó, thấy không được đáp ứng nhu cầu, người phụ nữ này đã kéo cả nhóm giang hồ đến đòi tiền khóa học” - Mạnh  kể lại.

Theo lời Mạnh, khi thu tiền học phí, anh đã cam kết với học viên và sẽ không trả lại tiền khi học viên đơn phương muốn dừng khóa học. Tuy nhiên trường hợp người phụ nữ này là ngoại lệ. Anh muốn trả lại để không có bất cứ sự liên quan nào.

Giọt nước mắt của cậu bé tự kỷ khiến huấn luyện viên bơi nhói lòng

Giọt nước mắt của cậu bé tự kỷ khiến huấn luyện viên bơi nhói lòng

Khoảnh khắc nhìn cậu bé tự kỷ rơi nước mắt, lòng anh Giang bỗng dấy lên niềm thương cảm đến quặn thắt ...

Chuyện khó nói ở bể bơi qua lời kể của nam huấn luyện viên

Chuyện khó nói ở bể bơi qua lời kể của nam huấn luyện viên

Sau những hành động và cử chỉ thiếu tế nhị ở chỗ đông người của nữ học viên bơi dành cho mình, Tuấn quyết định dừng lại, trả chị toàn bộ học phí để tránh xảy ra chuyện thị phi...

Minh Anh - Diên Vỹ