- Ngay ở những thành phố lớn đông đúc phương tiện đi lại như thủ đô Tokyo, cha mẹ Nhật vẫn để con trẻ 6-7 tuổi tự bắt xe bus, đi tàu điện ngầm hoặc đi bộ tới trường.

Trẻ em lên tàu điện ngầm một mình hoặc cùng một vài người bạn rồi tự tìm chỗ ngồi đã là hình ảnh quen thuộc xứ sở hoa anh đào. Những đứa trẻ chỉ tầm 6-7 tuổi, tự đi học rồi lại tự về nhà một mình không có người lớn nào theo sát.

Video: Hành trình tự đến trường của cậu bé 7 tuổi Nhật Bản

Cho con tự ra ngoài khi mới 2 tuổi

Vì sao cha mẹ Nhật dám liều mình cho con trẻ tự đi một quãng đường xa như vậy một mình? Câu trả lời là trẻ Nhật đã được chuẩn bị từ khi chúng mới 2-3 tuổi.

Một chương trình truyền hình thực tế ở Nhật mang tên Hajimete no Otsukai hay My First Errand (tạm dịch là "Việc vặt đầu tiên của bé") quay cảnh các em bé Nhật lần đầu tiên được cha mẹ giao nhiệm vụ ra ngoài đã phát sóng suốt 25 năm qua. 

Theo đó, cha mẹ Nhật sẽ giao cho con nhỏ (2-3 tuổi) ra ngoài mua rau hoặc mua bánh. Hành trình của các bé được camera bí mật ghi lại.

Bé Kaito, 12 tuổi, sống ở thủ đô Tokyo tự bắt tàu điện ngầm đi học từ khi mới 9 tuổi. “Lúc mới đầu cháu cũng hơi lo lắng và tự hỏi liệu mình có tự bắt tàu điện đi học được hay không”, bé Kaito chia sẻ.

Giờ thì Kaito cho biết, đi học một mình rất dễ. Bố mẹ Kaito lúc đầu cũng e ngại, nhưng rồi họ cũng quyết định cho con tự đi vì nghĩ rằng con đã đủ lớn và rất nhiều đứa trẻ khác đều tự đi học an toàn.

{keywords}
Ngay từ khi mới 2-3 tuổi, trẻ Nhật đã được dạy cách tự ra ngoài một mình.

“Chúng tôi thấy các chuyến tàu đều an toàn, đến đúng giờ và dễ dàng lên xuống, Kaito là một cậu bé thông minh, lanh lẹ”, mẹ kế của bé Kaito chia sẻ lý do vì sao họ quyết định cho con tự đi học.

“Tôi cũng tự bắt tàu điện đi học ở Tokyo từ khi tôi còn nhỏ tuổi hơn Kaito. Lúc đó chưa có điện thoại di động như bây giờ nhưng tôi vẫn tự xác định được điểm đến, điểm dừng của tàu. Giờ đã có di động, nếu con bị lạc, con có thể gọi cho cha mẹ”, bà nói thêm.

Điều gì tạo nên tính độc lập đáng ngưỡng mộ cho những đứa trẻ Nhật? Tiến sĩ nhân văn học Dwayne Dixon, người có nghiên cứu về giới trẻ Nhật, cho biết, những đứa trẻ Nhật không tự nhiên mà lanh lợi như vậy. Chúng đã được dạy cả ở gia đình và nhà trường để có thể sống độc lập.

“Trẻ Nhật được học cách sống độc lập từ rất sớm, và chúng biết rằng khi chúng gặp khó khăn chúng có thể nhờ sự giúp đỡ của bất cứ ai trong cộng đồng”, Tiến sĩ Dixon lý giải.

{keywords}

{keywords}
Trẻ luân phiên trở thành người phục vụ trong bữa ăn ở trường.

Giả thuyết này được củng cố bởi những gì diễn ra trong trường học ở Nhật. Trẻ em luân phiên thay nhau dọn dẹp, phục vụ bữa trưa tại trường chứ không có người phục vụ.

“Lao động được phân phối đều cho tất cả mọi người, trẻ được đóng nhiều vai, thực hiện nhiều công việc khác nhau, đương nhiên chúng sẽ được dạy làm sao để làm những công việc đó”, Tiến sĩ Dixon nói thêm.

Tin tưởng vào sự an toàn trong cộng đồng

Nhật là một đất nước an toàn với tỷ lệ tội phạm rất thấp, chính vì vậy mà cha mẹ an tâm khi cho con đi học một mình. 

Hơn nữa, không gian đô thị nhỏ, văn hoá đi bộ cũng thúc đẩy sự an toàn, và đặc biệt là nhận thức về sự an toàn của người Nhật.

{keywords}
Sự an toàn của môi trường sống ở Nhật khiến cha mẹ an tâm cho con ra ngoài một mình.

Tại các thành phố ở Nhật, người đi bộ có mặt ở khắp nơi, giao thông công cộng phát triển mạnh mẽ vượt mặt các phương tiện cá nhân. Ở Tokyo, một nửa lưu lượng di chuyển là sử dụng tàu điện hoặc xe bus, một phần tư là đi bộ. Điều đó có nghĩa chỉ một phần tư người sử dụng phương tiện cá nhân.

Mẹ kế của Kaito cho biết, bà sẽ không cho phép con 9 tuổi tự đi bộ đi học ở London hay New York, chỉ ở Tokyo mà thôi. Điều này không có nghĩa là bà khẳng định hệ thống tàu điện ở Nhật không có rủi ro. Tuy nhiên, nhiều trẻ em vẫn tự bắt tàu một mình hoặc chạy việc vặt cho cha mẹ quanh khu phố mà không cần ai giám sát.

Bằng cách để con cái tự do đi học, cha mẹ không chỉ đặt niềm tin ở con mà còn đặt niềm tin ở sự an toàn trong cộng đồng mình.

Các 'mẹ bỉm sữa' Tây còn… đầu bù tóc rối hơn cả mẹ Việt

Các 'mẹ bỉm sữa' Tây còn… đầu bù tóc rối hơn cả mẹ Việt

Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng các “mẹ bỉm sữa” Việt có vẻ ngoài khá luộm thuộm. Tuy nhiên, một chương trình truyền hình về thời trang đã “vạch trần” sự thật rằng các bà mẹ Tây còn… đầu bù tóc rối hơn cả mẹ Việt.

Bộ ảnh đôi bạn thân nhí khiến dân mạng thích thú

Bộ ảnh đôi bạn thân nhí khiến dân mạng thích thú

Với cách thể hiện tự nhiên, đáng yêu, bộ ảnh kỷ niệm tình bạn của đôi bạn thân nhí đang dành được tình cảm của rất nhiều người.

Mẹ là điều tuyệt vời nhất

Mẹ là điều tuyệt vời nhất

Có một thứ dịu dàng hơn ánh trăng rằm, luôn ấm áp và tỏa sáng, đó là thứ thiêng liêng nhất đối với cuộc đời mỗi con người: tình mẫu tử.

Cách dạy con xa xỉ, khó tin của giới nhà giàu Mỹ

Cách dạy con xa xỉ, khó tin của giới nhà giàu Mỹ

Cho con đến nhà hàng sang trọng hàng ngày để thưởng thức những bữa ăn có giá vài triệu đồng là cách giới nhà giàu phương Tây nuôi con nhỏ.

Cô bé 3 tuổi theo mẹ đi nhặt rác thu hút độc giả mạng

Cô bé 3 tuổi theo mẹ đi nhặt rác thu hút độc giả mạng

Mới đây, bộ ảnh cô bé 3 tuổi hồn nhiên vui đùa bên đống phế liệu cùng mẹ trước thềm 8/3 thu hút sự quan tâm của cư dân mạng.

Bé 4 tuổi nhảy 'Bống bống bang bang' như vũ công chuyên nghiệp

Bé 4 tuổi nhảy 'Bống bống bang bang' như vũ công chuyên nghiệp

Clip bé trai say sưa nhảy theo giai điệu bài hát “Bống bống, bang bang”, ca khúc trong phim “Tấm Cám chuyện chưa kể”, thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Kim Minh (Theo Atlantic)