- Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, cúng cô hồn là tập tục được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các gia đình nên coi như đây là dịp cúng bái tưởng nhớ đến tổ tiên, tích cực làm việc thiện chứ không nên sa đà, hoang phí đốt vàng mã, mâm cao cỗ đầy. 

{keywords}

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho biết, nhiều người gọi Rằm tháng 7 là “Tết quỷ” nhưng thật ra khái niệm này xuất phát Trung Quốc. Trong dân gian, người Việt gọi đây là dịp “Địa quan xá tội” hay “Xá tội vong nhân”.

Theo đó, cứ đến ngày Rằm tháng 7 (15-7 âm lịch), Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do đi theo bốn hướng, thường là trở về tìm gặp bạn bè, gia đình mong được giúp đỡ để sớm siêu thoát.

Đến sau 12 giờ đêm ngày 15/7 thì các ma quỷ phải quay trở về địa ngục. Vì thế vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch người Việt thường sắm cỗ cúng “cô hồn” để các hồn ma không quấy phá.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh đây là tập tục được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các gia đình nên coi như đây là dịp cúng bái tưởng nhớ đến tổ tiên, tích cực làm việc thiện chứ không nên sa đà, hoang phí đốt vàng mã, mâm cao cỗ đầy.

Theo nhà nghiên cứu này, mâm cỗ cúng cô hồn thường có: 1 đĩa muối, gạo, cháo trắng loãng, giấy áo, giấy tiền, mía, bánh kẹo tiền mặt (tiền thật), trái cây 5 màu, khoai lang lục, 3 ly nước, 3 cây nhang và 2 ngọn nến.

Ông cho biết, sở dĩ  không thể thiếu cháo loãng vì dân gian quan niệm rằng, những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn đi.

Nhật Linh