- "Hai họ ra về, cô dâu thẹn lắm. Chồng gọi thì cứ loanh quanh dọn dẹp bên ngoài. Cuối cùng, vợ ông cũng rón rén bước vào, ngồi xuống cuối giường một cách khẽ khàng...".

Đêm tân hôn lúc rạng sáng…

Nhớ lại đám "cưới chạy" thời chiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Hồng Phấn (SN 1948) hóm hỉnh nói: “Đến cả đêm tân hôn của chúng tôi cũng phải gấp gáp, vội vàng”.

Ông kể: “Cưới xong, khách ra về, hai vợ chồng phải tất bật dọn dẹp. Chúng tôi dọn xong cũng đã 2 giờ sáng, trong khi đó 4 giờ sáng, tôi đã phải lên đường về đơn vị. 

Vợ tôi cũng như bao cô gái thời đó, e thẹn, ngượng ngùng lắm. Chỉ còn 2 tiếng nữa chồng đi, cô ấy vẫn cứ loanh quanh bên ngoài. Tôi gọi mãi cô ấy không vào, chỉ ngại ngùng bảo: "Em đang dọn dẹp".

{keywords}
Trao tặng vàng cho cô dâu trong một đám cưới xưa. Ảnh tư liệu

Ông Phấn kể tiếp, cuối cùng, vợ ông cũng rón rén bước vào, ngồi xuống cuối giường một cách khẽ khàng. Đến khi chồng tắt đèn, kéo tay, bà mới dám nằm xuống giường.

Nghệ nhân SN 1948 cho biết: "Ngày đó, cô dâu chú rể không có phòng tân hôn trang hoàng lộng lẫy như bây giờ. Bởi nhà ở nông thôn là kiểu nhà ba gian, hai bên kê hai chiếc giường, người ta dùng tấm ri đô ngăn lại thế là thành phòng cưới.

Nhà tôi sang hơn khi hai vợ chồng được bố mẹ thu xếp cho một buồng tân hôn riêng ở ngay phòng xay thóc. Hôm cưới các cụ kê thêm cho chiếc giường mới. Nhưng phòng này cũng sát vách với nhà chính, không có cửa nên mọi tiếng động đều vọng ra bên ngoài. Muốn làm gì chúng tôi cũng phải đợi cả nhà ngủ say…".

Ở các đám cưới xưa, trước khi về nhà chồng, cô dâu mới thường được mẹ đẻ đưa cho một chiếc trâm cài tóc bằng bạc và bảy cây kim để phòng bất trắc trong đêm tân hôn.

Ông Phấn cho biết thêm, ngày đó lễ giáo phong kiến còn nặng nề, trong đời sống sinh hoạt chung của gia đình, vợ chồng không được phép thể hiện tình cảm với nhau.

Chạy bộ 25 km về tân hôn tiếp với vợ…

Thời đó thanh niên mới lớn, vừa cưới vợ lại phải xa cách nên lúc nào họ cũng nhớ nhung da diết. 

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng luôn thúc giục các cặp vợ chồng trẻ: “Trước khi chồng ra trận, vợ ở nhà phải có tin vui…”. Vì thế mới xảy ra chuyện, lên đơn vị được một ngày, ông Phấn đã chạy việt dã 25 km để về tiếp tục… tân hôn.

{keywords}
Nghệ nhân cuối cùng của làng rèn Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Diệu Bình

Ông kể: “Đêm tân hôn của chúng tôi chỉ diễn ra 2 tiếng ngắn ngủi. 4 giờ sáng hôm đó, tôi phải tập trung trên đơn vị ở Xuân Mai, cách nhà 25 km. Ngày thứ 2, tôi lén đơn vị, chạy về với vợ. 4 giờ sáng, tôi lại chạy hộc tốc đi để kịp giờ điểm danh...

Cứ thế, tính ra mỗi đêm tôi phải “tập thể dục” không dưới 50 km. Cuối cùng sau những đêm chạy việt dã như thế, vợ tôi cũng có tin vui trước khi tôi lên đường nhập ngũ. Tôi đã hoàn thành tâm nguyện cho các cụ ở nhà…".

Theo nhà văn Lê Tự (SN 1955), việc chạy bộ về tân hôn với vợ như ông Phấn không phải là chuyện hiếm trong thời kỳ đó. 

Vợ chồng người em họ của ông cũng là một trường hợp tương tự. Sau khi cưới, thời gian hai vợ chồng gần gũi nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trước ngày ra trận, vì nhiều lý do người vợ không kịp lên thăm chồng. 

{keywords}
Nhà văn Lê Tự. Ảnh: NVCC

Hôm đó, đơn vị em ông hành quân lúc nhập nhoạng tối. Khi cách làng khoảng 30 km thì đoàn dừng lại, nghỉ chân. Em họ ông đã lén chạy về gặp vợ dù quỹ thời gian còn rất ít ỏi…

Theo nhà văn Lê Tự, trong bối cảnh thời chiến, dù phải thức trắng đêm chạy bộ, em họ ông vẫn muốn tranh thủ để gần kề bên vợ, vì biết đâu ngày mai anh chẳng trở về…

Bí mật phía sau hàng ngàn lượng vàng của tỷ phú Hà thành

Bí mật phía sau hàng ngàn lượng vàng của tỷ phú Hà thành

Thời đó, khi người dân phải tiêu từng trinh, xu thì gia đình nhà họ Trịnh đã sở hữu gia tài trị giá hàng ngàn lượng vàng. Bí quyết nào giúp họ ăn nên làm ra như vậy?

Giai nhân chỉ cần im lặng, đại gia Hà thành đã 'thót tim'

Giai nhân chỉ cần im lặng, đại gia Hà thành đã 'thót tim'

"Cha tôi mê các trò cá ngựa, mạt chược. Nhiều lần ông ham mê quá, mẹ tôi rất giận. Bà chỉ im lặng. Những lúc mẹ tôi như vậy, cha tôi sợ lắm...", con trai của doanh nhân Trịnh Văn Bô chia sẻ.

Vũ Lụa - Diệu Bình