Đám cưới hiệu trưởng trường Trưng Vương đầu thế kỷ 20 thuộc hàng xa hoa thời bấy giờ ở Hà Nội với dàn 20 xe ô tô đen sang trọng rước dâu. Tiệc cưới toàn những sản vật đắt đỏ.

Sinh năm 1905, GS Nguyễn Thị Yến được biết đến là hiệu trưởng của trường PTTH Trưng Vương (trường Đồng Khánh cũ, Hà Nội) giai đoạn 1954 - 1963.

Cho đến nay những người thuộc thế hệ trước ở Hà thành vẫn nhắc đến câu chuyện về đám cưới đình đám, gây xôn xao dư luận một thời của bà.

Đám cưới hoành tráng của cháu trai quan tuần phủ

Ông Bùi Nguyễn Trần Hy (SN 1952) - con trai GS Yến chia sẻ, mẹ mình xuất thân trong gia đình Nho học gốc ở Bình Lục, Hà Nam lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp.

GS Yến tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương thời Pháp thuộc (trước năm 1945).

giao du nguyen thi yen
GS Nguyễn Thị Yến (bên trái) chụp ảnh cùng bạn khi ở Huế.

Năm 1930, GS Yến dạy học ở trường Đồng Khánh (Huế). Năm 1935, theo sự phân công, bà ra Bắc dạy trung học tại Cao Bằng.

giao su nguyen thi yen tham du bua tiec cua giao vien trung hoc

GS Yến tham dự một bữa tiệc của các giáo viên dạy trung học.

“Ngày nhỏ tôi vẫn hay được bố mẹ kể về chuyện tình yêu của hai người. Thời xưa ở Hà Nội, các gia đình danh gia vọng tộc thường kết thân bằng chuyện hôn nhân của con cái.

Chính vì vậy, năm 1936 qua sự mai mối, sắp đặt, mẹ tôi làm dâu gia tộc họ Bùi Huy nổi tiếng ở ngõ Phất Lộc (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Cha tôi là kỹ sư công chính (Giao thông) Bùi Huy Khê (1904 - 1980). Trước đó, hai người chưa từng được gặp mặt, quen biết nhau” - ông Hy kể.

Thời điểm đó, bà Yến được bổ nhiệm từ Huế ra làm hiệu trưởng trường nữ trung học ở Cao Bằng, cách xa cả nghìn cây số, còn ông Khuê đang làm đường sá ở Lào.

{keywords}
Ông Bùi Nguyễn Trần Hy (mặc áo kẻ xanh) - con trai GS Yến và ông Bùi Huy Ánh (cháu bên nhà chồng GS Yến).

Trở lại câu chuyện cưới hỏi của GS Yến, tháng 10 năm 1935, hai bên gia đình tổ chức lễ ăn hỏi nhưng không có mặt cô dâu mà chỉ có chú rể. Do GS Yến đang bận dạy học ở xa không về kịp.

“Dì ruột tôi (em gái GS Yến) kể, sính lễ ăn hỏi thuộc hàng xa hoa, đắt đỏ nhất thời kỳ đó. Đặc biệt, xe rước sính lễ dùng toàn bộ xe kéo lọng vàng. Đoàn người đi ăn hỏi đều mặc áo the khăn xếp đông đến mức kéo dài cả tuyến phố", ông Hy nói tiếp.

Là người khá kín tiếng nên khi mẹ GS Yến mang lễ hỏi gồm bánh phu thê, chè, thuốc lên Cao Bằng, bạn bè, đồng nghiệp mới biết bà đã hứa hôn.

Mùa hè năm 1936, GS Yến về Hà Nội sửa soạn trang phục, vật dụng cá nhân về nhà chồng và chuẩn bị kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Cỗ cưới gồm những món sơn hào hải vị như: vây cá mập, yến sào, bào ngư.

“Đám cưới bố mẹ tôi được cử hành trọng thể ở dinh cơ của ông nội tôi là  Bùi Huy Độ (1871 - 1920) tại số nhà 49 Felix Pauvre (phố Trần Phú ngày nay)” - ông Hy nói tiếp.

Vẫn theo lời ông Hy, đoàn xe rước dâu hôm đó có tới 20 chiếc xe ô tô màu đen, sang trọng. Do cụ Bùi Huy Độ - cha chú rể đã mất, nên trực tiếp hai quan tuần phủ là cụ Thượng thư tuần phủ Bắc Giang Bùi Huy Tiến (chú ruột) và Cử nhân tuần Phủ Vĩnh Phúc Bùi Huy Đức đại diện nhà trai đi đón. 

GS Yến
Chưa kịp hưởng hết ngọt ngào của cuộc sống vợ chồng son, vợ chồng GS Yến rời Hà Nội. Bà về Nam Định làm hiệu trưởng, ông sang Lào công tác.

Ngày cưới, mẹ tôi mặc bộ áo dài nhung đỏ, chân đi hài thêu chỉ vàng. Khi đó, đám cưới gây xôn xao dư luận tại Hà Nội thời bấy giờ. Cưới xong, bố mẹ tôi mua căn biệt thự phố Lê Trực ở riêng”, ông Hy nhớ lại.

Cưới xong, hai vợ chồng GS Yến hưởng tuần trăng mật khá giản dị tại Sơn Tây, đi chùa chiền và quay về Hải Phòng thăm người bà con.

Một tuần sau, chưa kịp hưởng hết ngọt ngào của cuộc sống vợ chồng son, vợ chồng GS Yến rời Hà Nội. Thời gian này bà tiếp tục được điều chuyển về trường nữ sinh ở Nam Định công tác. Ông sang Lào làm việc.

Cuộc sống xa cách, ít có thời gian bên nhau nhưng họ vẫn nuôi dưỡng tình cảm bằng những lá thư tay đầy nhung nhớ. Trong hồi ký của mình, GS Yến từng viết, hai vợ chồng bà là tình đầu nhưng cũng là tình cuối của nhau.

Hạnh phúc viên mãn từ cuộc hôn nhân sắp đặt

Mặc dù đến với nhau bằng sự sắp đặt, mai mối nhưng hai vợ chồng GS Yến đã có một cuộc hôn nhân viên mãn, hạnh phúc.

Năm 1950, GS Yến cùng chồng lên tàu thủy sang Paris (Pháp) sinh sống, học tập. Thời gian này, hai vợ chồng bà hạ sinh người con trai duy nhất Bùi Nguyễn Trần Hy.

Vợ chồng GS Yến

Vợ chồng GS Yến khi học tập bên Pháp.

Đến năm 1954, hai vợ chồng GS Yến về nước. Bà tiếp tục công tác quản lý, giảng dạy tại trường Trưng Vương còn ông Khuê về Bộ Kiến trúc (tiền thân của Bộ xây dựng ngày nay) làm việc.

"Bố mẹ tôi có lối ứng xử rất văn minh, luôn dành cho nhau thái độ trân trọng. Những năm mẹ tôi về trường Trưng Vương làm hiệu trưởng, hàng ngày đích thân bố tôi lái xe đưa vợ đi làm rồi mới đến cơ quan", ông Hy nhớ lại.

Vợ chồng GS Yến và con trai Bùi Nguyễn Trần Hy
Vợ chồng GS Yến và con trai Bùi Nguyễn Trần Hy.

Theo lời ông Hy, vợ chồng GS Yến có cuộc sống tinh thần phong phú, tình cảm. Họ thường ngâm thơ, trao đổi các kiến thức xã hội. Kỹ sư Bùi Huy Khuê là người vô cùng lãng mạn, lịch thiệp, mỗi khi rảnh rỗi ông đều tự tay vào bếp, nấu ăn cho vợ.

'Mỗi tháng một lần, bố mẹ tôi và bạn bè thường tụ tập, tổ chức lễ Cama (là một tiệc gặp mặt, mọi người đóng góp tiền tổ chức) ở nhà tôi để đàm đạo thơ phú. Bạn bè bố mẹ tôi là bác Trần Duy Hưng, bác Trịnh Văn Bô, GS Nguyễn Thị Mão - phu nhân Phó thủ tướng Phan Kế Toại và các trí thức đương thời" - ông Hy nói.

Chuyện tình như mơ của giai nhân Hà thành và con học giả lừng lẫy

Chuyện tình như mơ của giai nhân Hà thành và con học giả lừng lẫy

Sinh ra trong một gia đình giàu có, bà Lê Thị Tý, giai nhân trường Đồng Khánh, đã làm dâu một gia tộc danh giá mà nhiều sóng gió của học giả Nguyễn Văn Vĩnh khi ở độ tuổi xuân thì…

Tiếng sét ái tình của nhạc sĩ Văn Cao và giai nhân Hà thành

Tiếng sét ái tình của nhạc sĩ Văn Cao và giai nhân Hà thành

Tuổi 17, bà Nghiêm Thúy Băng đẹp như đóa hoa hàm tiếu. Vẻ dịu dàng, nền nã của bà đã khiến bao chàng trai đương thời phải say đắm, trong đó có nhạc sĩ Văn Cao.

Chuyện tình quý ông yêu say đắm giai nhân Hà Thành

Chuyện tình quý ông yêu say đắm giai nhân Hà Thành

Hơn 70 năm chung sống, họ chưa một lần nặng lời. Ở tuổi xế chiều, mỗi sáng, dù ngày nắng hay mưa, ông vẫn lặn lội đến đúng quán phở ấy mua một bát về cho vợ. Ông nói: “Đơn giản vì bà ấy thích thôi”.

Diệu Bình - Vũ Lụa