- Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở hay chùa Thịnh Quang. Chùa tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội.

Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1988. Nơi được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, làm lễ dâng sao giải hạn từ nhiều năm nay.

{keywords}

Một phần kiến trúc chùa Phúc Khánh. Ảnh: Phatgiaovietnam

Lịch sử văn hóa lâu đời

Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê. Vào thời đó, chùa là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Sau đó chùa gặp hỏa hoạn nên bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho rằng chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau này được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn). Ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. 

Năm 1950, dân làng đã góp công góp của xây dựng ngôi chùa ngày nay. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. ở đây có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Chùa có 21 tấm bia đá, tấm cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án...

Ngôi chùa linh thiêng

Theo VTCNews, các tăng ni Phật tử trên cả nước đổ về chùa Phúc Khánh không chỉ vì nền lịch sử văn hóa lâu đời cũng như kết cấu kiến trúc đặc sắc của chùa, mà còn vì cho rằng nơi đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng để lễ Phật cầu bình an, dâng sao giải hạn…

Hàng năm, chùa thu hút rất đông Phật tử từ mọi miền đất nước cũng như mọi tầng lớp đến đây tế lễ.

{keywords}

Dòng người đổ về chùa Phúc Khánh cầu an tràn ra khắp đường phố để vái vọng. Ảnh: VietNamNet

Theo Gia đình và Xã hội, các vị sư phụ trách tại chùa cho biết, đến hẹn lại lên, bắt đầu từ 29 tháng Chạp đến 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhà chùa lại tổ chức hàng loạt các khóa lễ dâng sao giải hạn và cầu an cho các gia đình. Vì thế, khoảng thời gian từ cuối năm cũ đến tối mùng 7, rất nhiều người dân rủ nhau kéo đến đây đăng ký tham dự.

{keywords}
Đầu xuân 2017, đông phật tử đến chùa Phúc Khánh đăng ký làm lễ cầu an hoặc dâng sao giải hạn. Ảnh: Dân trí

Nhiều người dân cho biết, tại chùa Phúc Khánh, các khóa lễ được tiến hành rất bài bản, nghiêm túc và được nhiều người hưởng ứng. Vì vậy họ rất tin tưởng và thường xuyên tìm tới đây để cầu an.

'Không có nghi lễ dâng sao giải hạn trong giáo lý nhà Phật'

'Không có nghi lễ dâng sao giải hạn trong giáo lý nhà Phật'

"Thực chất đó là lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Thường ở tòa Tam Bảo trong các chùa, nhà chùa dâng hoa quả cúng Phật"...

Người vợ thuở nghèo khó phía sau tỷ phú ô tô ở Sài Gòn

Người vợ thuở nghèo khó phía sau tỷ phú ô tô ở Sài Gòn

Công cuộc làm ăn của ông bà Hảo ngày càng phát đạt. Ông cho mở thêm một cửa hàng tại Trà Vinh. Lợi nhuận cũng từ đó tăng dần biến ông trở thành một tỉ phú lúc nào không hay.

Trịnh Thảo (tổng hợp)