Một vài mẹo nhỏ để bạn có thể tự tin chọn mua và chăm sóc hoa đào thật ưng ý trong dịp Tết Nguyên Đán sắp đến.

Hoa đào từ lâu đã trở thành loài hoa biểu tượng cho sự tinh khôi, tràn đầy sức sống và may mắn mỗi dịp Tết đến xuân về. Hầu như gia đình nào ở miền Bắc Việt Nam cũng đều sắm cho mình một chậu hoa hoặc cành đào cắm lọ để trang trí nhà thêm không khí mùa xuân. Những nụ hoa màu hồng e ấp, dáng hoa thanh tao khiến người ta không khỏi trầm trồ bởi vẻ đẹp quyến rũ ấy.

{keywords}

{keywords}
Hoa đào - biểu tượng cho sự tinh khôi, tràn đầy sức sống dịp Tết đến xuân về.

Hôm nay, chúng tôi sẽ mách các bạn một vài mẹo nhỏ để có thể tự tin chọn mua và chăm sóc hoa đào thật ưng ý nhé!

1. “Bí kíp” chọn mua đào

Đối với đào cây, điều kiện đầu tiên là bạn phải chọn loại có gốc to, chắc khỏe, thân cây xù xì. Cây phải tươi tắn, không có hiện tượng bị chột, bị héo do chuyển từ đất vào chậu. Phần nhánh nhỏ nhất của đào (hay còn gọi là dăm) phải vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu đến cuối. Hoa đã nở thì đường kính to, không có vết sâu bệnh, không bị dập nát cánh. Cần có sự hài hòa giữa lá và hoa, giữa cây và chậu.

{keywords}

{keywords}
Phần dăm phải vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu đến cuối.

Đối với đào cành, điểm chú ý trước nhất phải là tán tròn, hoa (nụ) được phân bố đều khắp trên cành, các nhánh nhỏ đều nhau, không chênh lệch hoặc phân bố lộn xộn, không ngay hàng thẳng lối. Cành mới được cắt từ trên cây, theo đánh giá cảm quan phải còn tươi nguyên thì mới có sức sinh trưởng mạnh.

{keywords}

{keywords}
Tán tròn, hoa (nụ) được phân bố đều khắp trên cành, các nhánh nhỏ đều nhau.

Dù là đào cây trồng trong chậu hay đào cành cắm trong lọ thì cần ưu tiên những cành có 3 thế hệ: hoa, nụ, và lộc non. Nên mua loại có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân. Đào dăm nhỏ thường có rất nhiều nụ và mập mạp, khi hoa nở có cánh dày trông rất đẹp và cân đối. Còn những cành đào có dăm to thường ít hoặc hoa thưa thớt, trưng ngày Tết trông sẽ không đẹp mắt.

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Cần ưu tiên những cành có 3 thế hệ: hoa, nụ, và lộc non.

Bạn nên đi mua đào vào thời điểm cách ngày Tết Nguyên Đán từ 3 - 5 ngày. Như vậy sẽ dễ dàng chọn lựa được cành đào có khả năng nở rộ đúng dịp mong muốn. Đào cây trong chậu sẽ nở chậm hơn đào cành, vậy nên bạn cần chọn chậu đào đã có kha khá hoa vừa nở vào cận Tết. Cụ thể, nếu mua trước tết 10 ngày thì đã có 1/3 số hoa nở, nếu những ngày giáp tết mua thì 2/3 đến toàn bộ số hoa trên cây nở. Không nên chọn mua cành đào có tán bị lệch, các nhánh đâm lên không cùng bắt đầu từ một điểm trên thân gốc và những cành có nụ quá nhỏ vì sẽ rất khó nở (vì thế còn gọi là đào điếc).

{keywords}

{keywords}
Khi mua cần vạch cuống ra để kiểm tra cẩn thận xem hoa thật hay giả.

Ngoài ra, khi mua những cành đào được người bán buộc vào xe chở đi, bạn cần vạch cuống ra để kiểm tra cẩn thận xem hoa thật hay giả. Đôi lúc do thời tiết không thuận lợi, đào không nở đúng dịp nên người bán thường gắn thêm nụ, thêm hoa bằng keo dính vào những cành nhỏ để “mập mờ đánh lận con đen”.

2. Mẹo trang trí hoa đào theo không gian

Tùy theo không gian ngôi nhà mà bạn quyết định chọn mua đào cây, đào cành sao cho phù hợp nhất.

Về vị trí đặt: Nếu diện tích rộng rãi, thông thoáng thì nên đặt chậu đào ở vị trí trung tâm, đường kính chậu tương đối lớn để thêm phần bề thế. Nếu phòng khách nhỏ, nên mua cành đào cắm lọ đặt trên bàn trà. Chiều cao lọ khoảng 1 mét, đường kính tán khoảng 0.5 mét (kích thước này phụ thuộc hoàn toàn vào thực tế nên bạn nên cân nhắc để có sự tương xứng với không gian, tránh trường hợp cành đào to mà bàn trà quá bé và ngược lại).

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Đặt chậu đào hoặc cành đào cắm lọ có kích thước tương xứng với không gian.

Về màu sắc hoa: Bạn nên chọn màu sắc hoa đào tương phản với tông màu chủ đạo trong phòng, chẳng hạn như màu sơn tường. Như vậy thì bông hoa mới có thể nổi bật trên phông nền có sẵn. Đối với nhà nhỏ, không gian tối nên chọn đào có màu sắc tươi sáng (đào trắng, đào phai,…), đối với không gian thoáng, sáng sủa nên chọn đào có hoa đậm (đào bích, đào tiết dê,…) để tăng phần ấm cúng.

{keywords}

{keywords}
Màu sắc hoa đào nên tương phản với tông màu chủ đạo trong phòng.

3. Cách chăm sóc đào cực chuẩn

Đối với cây đào được trồng trong chậu, bạn cần chú ý tưới nước đều đặn, đặt chậu ở nơi râm mát, tránh ánh nắng gắt thì chơi hoa sẽ bền hơn. Tuy nhiên tránh trường hợp tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây chế vì thối rễ. Đối với đào cành, sau khi mua về, bạn dùng lửa đốt gốc cành cho cháy xém rồi mới bắt đầu cắm vào lọ. Hoặc cũng có thể nhúng vào nước nóng 70 - 80 độ C để các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài. Nước được dùng phải là nước sạch, cứ vài ngày bạn lại thay nước một lần, trong nước pha loãng một ít đường, như vậy cành đào sẽ tươi lâu, cho hoa nở đẹp hơn (có thể thay bằng vài viên vitamin B1, ít kali để nước có thêm dinh dưỡng nuôi hoa).

{keywords}

{keywords}
Cung cấp nước và dưỡng chất đầy đủ sẽ giúp đào ra hoa tươi và đẹp.

Khi chăm sóc đào cần chú ý đến tình trạng thời tiết. Nếu không khí nóng hoa sẽ rất dễ nở rộ trước Tết Nguyên Đán, chính vì thế bạn cần hạn chế tưới nước để hãm lại. Nếu cành đào trong lọ bung nở quá nhanh, chúng ta có thể dùng một mẹo nhỏ đó là lấy dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách chỗ phân nhánh khoảng 15 - 20 cm để hạn chế chất dinh dưỡng từ nước hoặc đất nuôi cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho sỏi vào lọ cắm để giữ lạnh, giúp đào nở chậm hơn. Còn nếu cận mồng 1 Tết mà đào vẫn chưa nở thì bạn hãy dùng vôi đắp xung quanh gốc, như vậy sẽ kích thích cho đào bung nở 1 ngày sau đó.

{keywords}

{keywords}
Đào khi mua về nếu biết cách chăm sóc sẽ nở hoa đúng ngày Tết Nguyên Đán.

(Theo Afamily.vn)