Kết quả khảo sát do một tờ báo thực hiện gần đây trên 1.000 người ở Việt Nam cho thấy, 67% số người tham gia khảo sát không biết rõ nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Anh N. P. Thịnh, 28 tuổi, nhân viên kinh doanh công ty Bất Động Sản, hốt hoảng phát hiện hậu môn chảy máu nhiều sau khi đại tiện. Anh đến bệnh viện nội soi hậu môn, kết quả là búi trĩ bị sa niêm mạc hậu môn.

“Nghề nghiệp phải giao tiếp thường xuyên nên những cuộc hẹn rượu bia là khó tránh khỏi. Vài tháng trước, tôi thấy đi đại tiện khó, có chút máu và nhiều triệu chứng khác nữa, rồi bất ngờ hôm qua máu ra nhiều quá. Hiện bác sĩ nói tôi về nhà sắp xếp công việc và cho lịch hẹn mổ. Thật khổ sở quá!”, anh than thở.

Theo bác sĩ Dương Phước Hưng, Trưởng phân khoa Hậu môn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM: “Tình trạng bệnh nhân bị xuất huyết hậu môn khi đi đại tiện, không đi khám và điều trị làm bệnh tiến triển nặng lên dần. Trường hợp của anh Thịnh chính là hậu quả của việc chưa trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh nên dẫn đến diễn tiến bệnh nặng lên và phải phẫu thuật trong khi có thể khỏi bệnh hoàn toàn nếu điều trị sớm, khi anh phát hiện triệu chứng đi ngoài có máu”.

{keywords}

BS. Hưng cho biết: “Thói quen ngồi nhiều, ít vận động của học sinh-sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng gây nên bệnh trĩ. Hơn nữa, những người hay uống bia rượu, ăn thực phẩm cay nóng, uống nước ít hoặc công việc căng thẳng, tiêu chảy, táo bón mãn tính... cũng dễ bị trĩ. Các nguyên nhân khác như sinh con, cơ địa chỉ chiếm số lượng nhỏ”.

Để nhận biết bệnh, bạn nên chú ý hậu môn có chảy máu khi đại tiện hay không vì đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Khi nặng hơn, máu sẽ chảy nhiều, có khi thành tia. Vùng hậu môn sẽ có khối thịt nhỏ lồi ra, mới đầu như hạt gạo sau cỡ hạt đậu, hạt lạc... Ở giai đoạn nặng, khối trĩ sa ra ngoài ngày càng lớn, phải dùng tay mới ấn vào được, kèm theo đau khi đại tiện, sưng tấy, ngứa ngáy, ướt dịch quanh hậu môn... làm ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

{keywords}

Vượt qua mặc cảm để khám chữa trĩ

Nhiều người bệnh thừa nhận ngại ngùng khi đi khám vì bệnh nằm ở vùng khó nói nên để mặc tình trạng bệnh hoặc tự chữa qua tìm thông tin trên internet, mách bảo từ người thân để tự điều trị.

BS. Hưng khuyên: “Đừng nghĩ đây là bệnh nhạy cảm hay đáng xấu hổ. Thay vào đó, người bệnh cần dùng thuốc điều trị theo đúng liệu trình, đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng đầu tiên để được tư vấn cụ thể”.

Người tham gia khảo sát cũng đồng tình đến 99% mong sớm điều trị dứt điểm các triệu chứng khó chịu này trong 7 ngày. Ở một nghiên cứu lâm sàng của Sanisphere cho thấy, những triệu chứng phổ biến ở người bệnh chủ yếu là: chảy máu khi đại tiện (69%), sưng tấy vùng hậu môn (43%), ngứa, ẩm ướt vùng hậu môn (41%).

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị: nội khoa, các thủ thuật tiêm xơ, thắt búi trĩ đơn lẻ, phẫu thuật. Khi người bệnh trĩ có những triệu chứng đầu tiên của bệnh, cần điều trị ngay bằng thuốc chữa bệnh trĩ trong 7 ngày.

Điều này có thể giải tỏa lo sợ phẫu thuật, tốn kém của nhiều người. Những loại thuốc chữa bệnh trĩ ở giai đoạn đầu chứa các thành phần hoạt chất phân đoạn flavonoid vi hạt tinh chế có kích thước nhỏ hơn 2 micromet giúp thuốc được hấp thụ nhanh và nhiều hơn qua niêm mạc ruột người bệnh, so với các dạng thuốc không vi hạt. Vì vậy, thuốc giúp cầm máu trong 3 ngày đầu và 4 ngày tiếp theo, người bệnh sẽ giảm hoàn toàn triệu chứng đau rát, sưng phù, ngứa ngáy, khó chịu. Thuốc chữa bệnh trĩ còn có tác dụng, hiệu quả để ngăn ngừa trĩ tái phát ngay cả sau khi phẫu thuật.

Vì vậy, để thoát khỏi phiền não do bệnh khó nói gây ra cần điều trị kịp thời, đề phòng tái phát, người bệnh nên đến bác sĩ khám và điều trị sớm. Cần xác định đây là bệnh không khó chữa, điều trị rồi sẽ hết nên chớ chịu đựng âm thầm vì cách này sẽ làm trĩ “xâm lấn”, gây ảnh hưởng về tinh thần, sức khỏe của người bệnh dai dẳng.

{keywords}

Ngọc Minh