“Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?” – câu hỏi “xưa như Trái đất” này từ xưa đến nay vẫn làm đau đầu nhiều người trong việc đi tìm lời giải.

Đau đầu tìm lời giải

Gần đây, trên các trang mạng xã hội, nhiều người đang truyền nhau câu chuyện về cách giải quyết dứt khoát của một chàng trai người Mỹ trong tình huống “nếu mẹ và vợ cùng rơi xuống nước, bạn sẽ nhảy xuống cứu ai?”. Từ đó, dân mạng lại dấy lên các ý kiến trái chiều xung quanh chữ hiếu – chữ tình.

Sau khi nghe câu hỏi từ người bạn gái, chàng trai người Mỹ thẳng thắn đáp: “Đây thật sự là một câu hỏi rất tàn nhẫn, nếu như phải đưa ra sự lựa chọn, tôi sẽ cứu vợ của mình”.

Lý giải về nguyên nhân, anh này trả lời: “Trước hết, mẹ của tôi đã lớn tuổi rồi (75 tuổi). Đường đời của bà gần như đã đi gần hết nhưng còn vợ tôi thì vẫn còn trẻ. Thứ hai, nếu như bọn tôi có con cái cần phải nuôi dưỡng, tôi sẽ càng không do dự mà cứu vợ. Những đứa con không thể không có mẹ được. Tôi nghĩ mẹ tôi cũng sẽ bảo tôi cứu vợ trước, chứ không phải cứu bà”.

{keywords}

Từ xưa đến nay, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu vẫn luôn khiến đấng mày râu đau đầu tìm cách giải quyết

Có thể nhận thấy rằng, khi đối diện với vấn đề hóc búa trên, chàng trai này không hề do dự mà đã trả lời rất dứt khoát, khẳng định sẽ cứu người vợ cùng sống với mình cả đời trước.

Khác với quyết định dứt khoát của anh chàng người Mỹ, vào giữa tháng 7/2015, thanh niên người Trung Quốc đã phải rất khó khăn mới đưa ra được quyết định cứu ai trước, trong tình huống cả mẹ và vợ đều đang vùng vẫy dưới nước, cận kề với cái chết.

Theo lời anh này, do có chút mâu thuẫn, mẹ ruột và vợ anh đã cãi nhau một trận nảy lửa. Trong lúc nóng giận, vợ anh đã nhảy xuống sông tự sát, không những vậy, người mẹ cũng nhảy xuống để xem con trai chọn mẹ hay chọn vợ.

Trước hoàn cảnh phải lựa chọn bên tình bên hiếu, nam thanh niên đã nhảy xuống cứu mẹ lên bờ. Trong khi đó, cô vợ lại được ông hàng xóm sát vách họ Vương nhảy xuống vớt lên. Rất may sự việc đã không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Câu chuyện của thanh niên này đã trở thành một đề tài gây tranh luận trên mạng xã hội Trung Quốc. Đa số mọi người đã ủng hộ cách chọn lựa của anh này, bên cạnh đó cũng có không ít lời chỉ trích trước hành động thiếu sáng suốt của người mẹ và cô vợ.

Tình huống dở khóc dở cười của hai thanh niên trên không phải là hiếm mà nó là vấn đề đã tồn tại từ lâu. Thực tế tại Việt Nam, rất nhiều đấng mày râu cũng rơi vào trường hợp tương tự khi phải đứng ra giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là mẹ - người đã sinh thành và có công nuôi dưỡng và một bên là vợ - người sẽ chung sống suốt cuộc đời.

Mỗi người sẽ có cách giải quyết vấn đề khác nhau, không có một quy định rõ ràng nào cả. Tuy nhiên, dù theo cách nào thì đây vẫn là bài toán hóc búa muôn thủa khó có thể tìm ra một đáp án chính xác.

Văn hóa quyết định hành vi

{keywords}

Mỗi người sẽ có lựa chọn riêng cho mình trong việc cân đối giữa chữ hiếu và chữ tình

Qua hai cách giải quyết tình huống nêu trên, có thể thấy rõ rằng, cách xử lý vấn đề của hai chàng trai này hoàn toàn khác nhau. Một bên đặt chữ hiếu lên hàng đầu, bên còn lại coi trọng chữ tình. Xét trên nhiều phương diện, cả hai lựa chọn này đều có cơ sở căn nguyên của nó.

Người Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung tín phụng vào kinh Thánh. Trong đó có mô tả về mối quan hệ giữa vợ chồng. Chức trách của người chồng chính là bảo vệ và yêu thương vợ, giống như Đức Chúa yêu thương con dân của mình vậy.

Người đàn ông sau khi lớn lên thì cần phải rời xa cha mẹ của mình, lấy vợ sinh con, xây dựng gia đình của mình. Do vậy, không chỉ thanh niên người Mỹ lựa chọn cứu vợ trước mà đa phần đàn ông Mỹ cũng sẽ có quyết định tương tự.

Khác với văn hóa phương Tây, GS.TS Vũ Gia Hiền (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch) cho hay, văn hóa của phương Đông, trong đó có Việt Nam lại chú trọng đến truyền thống đạo hiếu. Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Do vậy, trường hợp người thanh niên Trung Quốc cứu mẹ trước, sau đó mới cứu vợ cũng là điều dễ hiểu.

Từ đó có thể thấy, văn hóa khác biệt dẫn đến sự khác biệt về quan điểm giữa các nước phương Đông và các nước phương Tây, cách xử lý trong quan niệm gia đình và quan hệ vợ chồng cũng khác nhau. Hai nền văn hóa này rất khó để hoàn toàn phân rõ loại văn hóa nào tốt hơn, chỉ có thể nói mỗi bên đều có nét đặc sắc của riêng mình.

Mạnh Tử

Bố chết từ khi còn nhỏ, mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta rất khó nhọc. Mẹ phải ba lần dọn nhà để tránh những ảnh hưởng xấu, dành món ngon cho ta ăn, mua áo đẹp cho ta mặc, tất cả là để cho ta có thể ngẩng cao đầu nhìn thiên hạ. Mẹ và vợ cùng ngã xuống sông, tất nhiên ta phải cứu mẹ rồi. Lấy chữ hiếu làm đầu, vợ chết thì lấy vợ khác, mẹ chết làm gì có mẹ nữa! Trên thế gian này chỉ có Mẹ là tốt nhất.. Không có mẹ, con trẻ như cỏ cây, biết bấu víu vào đâu? Mẹ! Con sẽ cứu mẹ! Mạnh tử nhảy ùm xuống sông.

(Theo Báo Gia đình & Xã hội)