“Làm thế nào khi con khóc thét trong siêu thị” đã trở thành chủ đề được nhiều bà mẹ quan tâm, đưa ý kiến bình luận trên trang web babycenter.com.

Một phụ nữ tâm sự: “Tôi không có tiền thuê người trông trẻ nên thường đưa con gái cùng đi siêu thị. Một lần, khi tôi đang tìm mua một chiếc quần jeans thì con bé bắt đầu đá, la hét và cong lưng phản đối. Phải xếp hàng khá lâu mới đến lượt, thế nên, tôi đã để con khóc cho tới khi chọn đồ xong. Rất nhiều ánh mắt nhìn tôi như muốn nói: “Con cô khóc kìa, sao không dỗ nó đi”; có người lại nhìn như thể tôi đang làm gì đó khó chịu khủng khiếp. Mọi người có đồng ý với cách xử sự của tôi không? Các bạn có cách khác hay hơn không?”.

{keywords} 

Ngay khi câu chuyện được chia sẻ, rất nhiều bà mẹ đã vào bình luận, trao đổi kinh nghiệm.

* Tôi có hai đứa con. Các con tôi đều là những đứa trẻ khá nghịch và hiếu động khiến tôi từng gặp rất nhiều rắc rối. Sau đó, tôi nghĩ ra một cách. Sau khi con quấy, tôi nói với các con rằng việc gây ồn ào nơi công cộng là không đúng, các con sẽ không được đi cùng mẹ nếu còn như vậy.

Khi con tái phạm, tôi lập tức rời khỏi cửa hàng/ siêu thị và quay xe về nhà. Hãy để con bạn biết hành vi như vậy sẽ không được chấp nhận. Thêm nữa, cần cho con biết không ai thích một đứa trẻ hay la hét và khóc nhè. Bạn cũng nên lựa chọn thời điểm con mình không thường quấy khóc, tránh các giờ dùng bữa hoặc giờ ngủ của bé, để tranh thủ đưa con đi mua đồ. (Gail Miller)

* Tôi đồng ý với bạn việc để cho con khóc. Tôi có ba đứa con và chồng tôi rất bận rộn. Tôi phải làm nhiều việc nhà nên bọn trẻ dù muốn hay không vẫn phải đi cùng mẹ. Chúng cần học cách cư xử ngoan hơn khi phải xếp hàng hoặc chờ đợi lâu. Bạn hãy nói với con rằng, ngay cả người lớn cũng rất mệt mỏi và cáu vì chờ đợi nhưng đó là quy tắc, văn hóa nơi công cộng; chúng ta phải tuân theo nếu muốn mua đồ. (Angela)

* Tôi đã giảng dạy về văn hóa nơi công cộng và đưa ra quy tắc để các con sẵn sàng… ngoan. Tôi không bao giờ cho phép các con khóc hay la hét khi đi siêu thị mà không bị khiển trách. Bạn không nên cho con đi mua sắm nếu không quản lý được bé. Mọi người đều là khách hàng và bận rộn, không chỉ có mình bạn ở đó. Xin lỗi vì tôi đã nói vậy. (Anna)

* Tôi có hai con nhưng số lần tôi giận dữ với con ở siêu thị chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ở nhà, con muốn khóc hay dỗi bao nhiêu tôi cũng bỏ qua. Trẻ con khóc và la hét là điều bình thường, dỗi chán sẽ tự nín. Sau đó, khi cho con ăn, tôi mới nhắc lại vụ quấy khóc và chỉ cho con hiểu điều bé đã làm khiến tôi buồn như thế nào. Con khóc và la hét khi tôi mua quần áo ư? Tôi không biết mình sẽ cư xử như thế nào. Vì hầu như tôi không đưa con đi mua quần áo cùng. Chồng tôi rất bận nhưng chúng tôi thường sắp xếp lịch để anh giúp trông con khi tôi đi mua sắm riêng.

Nếu con bạn quấy như vậy, đừng thỏa hiệp, bé sẽ nghĩ rằng chúng đã thắng, sẽ làm tới hoặc lần sau lại tái diễn. Khi đi các loại hàng hóa khác, tôi vẫn đưa con đi cùng. Khi con khóc, tôi không dỗ hay nhìn con, chỉ mong con mau nín. (Mary)

{keywords} 

* Trẻ rên rỉ hoặc rơi vài giọt nước mắt thì tạm được chứ khóc thét là chuyện hoàn toàn khác. Lần sau, bạn có thể đặt chiếc quần xuống, đưa con đi ăn và giải thích cho bé hiểu không được phép giận dữ nơi công cộng. Ngày còn nhỏ, tôi đã đòi hỏi và quấy khóc khi đi cùng mẹ. Khi mẹ cố dỗ dành tôi bằng việc băng qua đường mua thứ tôi thích, bà đã qua đời vì tai nạn giao thông. Bạn có thể kể với con mình câu chuyện của tôi. (Tyz)

* Con gái tôi cũng từng như con bạn. Lúc đó, quá bối rối, tôi chỉ biết nói lời xin lỗi với người tỏ thái độ khó chịu. Tuy nhiên, tôi không thoải mái. Họ không ở trong hoàn cảnh của tôi nên không thể hiểu được. Vì vậy, tôi mỉm cười, chào và đưa con đi chỗ khác. (Emma)

* Có lần, con gái bốn tuổi của tôi khóc thét, giận dỗi khi bé muốn vài thứ mà tôi không đáp ứng. Sau này, mỗi lần đi siêu thị, mẹ con tôi có giao kèo trước, rằng con sẽ mua món đồ chơi nào hoặc tôi sẽ lựa chọn cho con. Nếu không đồng ý, con sẽ ở nhà. (Victoria)

* Một cách khá đơn giản là bạn nhờ chồng đi mua cùng. Chồng trông con và bạn lựa chọn đồ. Gia đình tôi đã có những buổi mua sắm thú vị, vui vẻ và lãng mạn bên nhau. (Sian)

* Tôi cũng gặp trường hợp như bạn. Con gái tôi khóc, đá, bỏ chạy… sau đó quay lại ôm mẹ. Tôi ôm và dỗ con nhưng bé lại tiếp tục khóc, đá. Tôi không cố dỗ dành nữa mà bình tĩnh nói: “Mẹ rất yêu con. Con có thể nín khóc bây giờ không?”. Bé vẫn không thay đổi. Tôi bình tĩnh nhắc lại lần nữa. Thật hay, bé đã nín khóc. Tôi nhận ra, đôi khi, trẻ bị căng thẳng khi ta cố nhấn mạnh hoặc làm điều gì đó hơi gay gắt. (Karen)

Nếu được chiều, bé sẽ lại “yêu sách”

Chị Phạm Trúc Linh, ngõ 79, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Con gái tôi được 15 tháng tuổi. Khi đi siêu thị, tôi thường cho con ngồi trong xe mua hàng. Cháu ngoan và rất ít khi quấy khóc. Khi tôi đứng ở gian hàng nào mà bé quấy nghĩa là bé không muốn tôi đứng ở khu vực đó. Lúc ấy, tôi không cố mua mà đưa con sang gian khác.

Lát sau, lựa lúc con không để ý, tôi mới quay lại. Những lúc cháu khóc, có thể là do đói hoặc đòi mua đồ chơi. Tôi liền đưa bé đi ăn. Bé ăn no sẽ nín ngay. Đứng ở quầy đồ chơi, cũng có lúc cháu đòi mua nhưng tôi không đồng ý bèn đưa con sang hàng khác. Trẻ con rất nhanh quên, chỉ cần bạn dỗ dành, bé sẽ không nhớ món đồ chơi đó nữa. Con khóc một lát rồi nín. Vài hôm sau tôi mới mua món đồ đó cho con. Nếu mua ngay món đồ đó thì sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ. Khi con khóc mà được chiều ngay thì lần sau con sẵn sàng khóc tiếp để đòi hỏi được đáp ứng nhu cầu”.

(Theo blogs.babycenter.com/ PNO)