Có bao giờ mẹ tự hỏi tại sao bé yêu vẫn bị hăm tã cho dù bạn đã làm mọi thứ. Thực tế có đến 71,4% trẻ sơ sinh bị hăm tã, có bé bị tái hăm nhiều lần.

Cần bảo vệ làn da mỏng manh

Một ngày đẹp trời, nếu mẹ phát hiện vùng da tiếp xúc tã bị mẩn đỏ, chính là lúc bé bị hăm tã quấy rối. Nếu tình trạng tệ hơn, bé có thể bị đau rát, khó ngủ, quấy khóc, tránh né khi được làm vệ sinh…

Sở dĩ bé bị hăm tã là do ở những năm đầu đời, đặc biệt vào giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi, làn da của bé mỏng manh hơn nhiều so với người lớn nên khó có thể tự chống chọi với những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Vì vậy, khi bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, làm cho bé bị hăm tã. Ðiều này xảy ra là bởi làn da bé không hề được bảo vệ bởi một “màng ngăn cách” nào trước sự tấn công của các enzyme và nước tiểu.

{keywords}

Để ngừa hăm tã mẹ cần tạo một “lớp màng bảo vệ” cho da bé

Vì vậy, muốn phòng ngừa hăm tã cho bé, mẹ cần tạo một “lớp màng bảo vệ” cho làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé khỏi các tác nhân kích ứng. Và cách hiệu quả nhất là bôi thuốc chống hăm cho bé hàng ngày.

Phòng ngừa hăm tã đúng cách và an toàn

BS. Nguyễn Thị Thanh- Trưởng khoa Nội I, Bệnh viện Nhi đồng II cho biết: “Thuốc mỡ chính là giải pháp phù hợp để trang bị một “lớp màng bảo vệ” hữu hiệu quanh vùng da quấn tã của bé, giúp ngăn cách da bé với các tác nhân gây hại từ enzyme trong phân và nước tiểu”.

Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu nên rất khó tan trong nước, vì vậy thuốc mỡ sẽ không tan theo nước tiểu của chính bé và sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ da bé bền bỉ, giúp tránh xa hăm tã. Hơn nữa, do có cấu tạo nhiều dầu nên thuốc mỡ không cần chất bảo quản.

Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn loại thuốc mỡ có cơ chế tác động kép Dexpanthenol và Lanolin. Với tính chất bán thông thoáng, Lanolin chiết xuất từ bã nhờn của cừu có cấu trúc tương ứng với chất béo trên cơ thể người sẽ tạo lớp màng bảo vệ không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân nhưng vẫn không ngăn cản quá trình “thở” tự nhiên của da. Ngoài ra, Lanolin cũng có khả năng dưỡng ẩm tối đa, giúp da bé luôn mịn màng và khỏe mạnh. Trong khi đó, Dexpanthenol có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng, giúp nhẹ nhàng chữa lành các vết hăm còn lưu lại trên da bé.

{keywords}

Cơ chế tác động kép Dexpanthenol và Lanolin sẽ bảo vệ bé tránh xa hăm tã

Một sai lầm phổ biến của các bà mẹ là thường ưa thích các sản phẩm có mùi hương như là cách để con yêu cảm thấy dễ chịu và luôn tỏa ra mùi thơm khiến mọi người yêu thích. Tuy nhiên, các chất tạo màu, tạo mùi không những không có tác dụng trong việc chữa trị hăm cho bé bị hăm tã mà còn có thể gây kích ứng trên da bé. Bởi vậy, mẹ cần thận trọng khi lựa chọn sản phẩm phòng ngừa hăm tã. Để mẹ có thể chống hăm tã hiệu quả cho bé mà không phải băn khoăn bất cứ điều gì, mẹ nên chọn sản phẩm thuốc mỡ hoàn toàn không chứa chất có khả năng gây kích ứng (chất tạo mùi, chất tạo mùi, chất bảo quản, kháng sinh).

Đặc biệt hai hoạt chất chính Dexpanthenol và Lanolin đều đã được FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ) chứng nhận an toàn cho sử dụng hàng ngày, ngay cả khi bé lỡ nuốt phải hay lỡ dụi vào mắt.

Để lưu giữ kỷ niệm ngọt ngào, đáng yêu của bé và nhận nhiều giải thưởng hấp dẫn, hãy tham gia cuộc thi ảnh “100 câu chuyện mẹ và bé” diễn ra vào ngày 15/05 tại http://www.webtretho.com/100cauchuyenmevabe/bai-viet/

Để tìm bí quyết bảo vệ chăm sóc da hiệu quả cho bé yêu, tham khảo câu chuyện thú vị của “Tiến sĩ mông” và các video bổ ích khác tại https://www.youtube.com/watch?v=FOW3bhRBuPQ&list=PLkRsVD0Er4SV1U88yji5O0x9bgBlBJShy hoặc tham khảo Fanpage Hơi Thở Cho Làn Da Bé qua Fanpage: https://www.facebook.com/HoiThoChoLanDaBe?fref=ts.

{keywords}

Thúy Ngà