Sau gần một tuần “trắng đêm” với bài vở, Thanh Tâm (HS lớp 12, Q.Tân Bình, TP.HCM) được đưa đi cấp cứu vì đuối sức.

“Trắng đêm” học bài: lợi bất cập hại

Thanh Tâm chỉ là một trong đa số sĩ tử chuẩn bị “vượt ải” kỳ thi kép THPT, ĐH - CĐ và hàng triệu sinh viên các trường ĐH-CĐ đang đối mặt với kỳ thi cuối kỳ. “Ngoài thời gian học chính lịch học thêm của em kín hết cả ngày. 8h tối em mới về tới nhà sau đó ăn tối xong đã 9 giờ. Với khoảng thời gian 2, 3 tiếng thì khó hoàn thành đề ôn thi lắm, em lại không thể dậy sớm nên thức đêm cho chắc”, Tâm nói.

Một HS khác, Việt Hoàng (Quận 1) cũng thức khuya học bài, có đêm chỉ ngủ khoảng 2 giờ để rồi phải “trả giá” bằng sự mệt mỏi, uể oải suốt ngày hôm sau.

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Boston đã nghiên cứu trên 900.000 HS tiểu học và trung học tại 50 nước và vùng lãnh thổ, cho thấy tình trạng sa sút trong học tập tỷ lệ thuận với tình trạng mất ngủ.

{keywords}

Ôn bài quá khuya khiến nhiều sĩ tử rơi vào cảnh uể oải, mệt mỏi ban ngày

Theo PGS-TS Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM, thức trắng đêm nhồi nhét kiến thức không chỉ khiến hiệu quả học tập giảm sút mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Khi học bài có thể nhớ thông tin trong một khoảng thời gian ngắn (vài giờ hoặc vài phút) .Tuy nhiên, sau đó các thông tin này sẽ nhanh chóng quên đi nếu không được não bộ sao lưu thành trí nhớ dài hạn. Quá trình “củng cố” kiến thức, chuyển thành trí nhớ dài hạn được não thực hiện chuẩn xác nhất trong lúc chúng ta ngủ.

Do vậy, nếu thức khuya, mất ngủ cùng việc nhồi nhét bài vở khiến hoạt động lưu trữ thông tin của não bị gián đoạn, trì trệ, dẫn đến tình trạng bài đã học rồi vẫn còn như mới.

Ngoài ra, ngủ ít sẽ làm tăng hormone ghrelin kích thích thèm ăn và làm gián đoạn hoạt động của các hormon đốt cháy calo dư thừa trong cơ thể, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Hormone cortisol, nguyên nhân quan trọng làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết cũng thường tiết ra nhiều sau nửa đêm.

Bên cạnh đó, tình trạng bồi bổ phản khoa học như ăn quá nhiều các thức ăn giàu năng lượng; uống nhiều cà phê, nước tăng lực “bắt ép” cơ thể “chiến đấu” với bài học cũng khiến não và các cơ quan trong cơ thể phải “lao động” hết công suất và làm sản sinh vô số gốc tự do (Free Radical). Chúng tấn công làm tổn thương cấu trúc vốn rất chặt chẽ của mạng lưới tế bào thần kinh, khiến các liên kết trật nhịp, gián đoạn. Từ đó, chức năng não rối loạn, ảnh hưởng đến vùng ghi nhớ.

Gốc tự do cũng thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, ngăn cản máu vận chuyển ô xy và dưỡng chất đến não, gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Bộ não vừa mệt mỏi, việc học tập cũng kém hiệu quả.

Chăm sóc “bộ chỉ huy” để học sâu, nhớ lâu

Thay vì nhồi nhét kiến thức ngày đêm, HSSV có thể học theo chủ điểm, có những khoảng nghỉ giữa giờ và dành thời gian ôn lại bài để củng cố kiến thức.

Kết hợp tham gia các hoạt động thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe, giữ đầu óc luôn tỉnh táo và tập trung bằng các trò chơi như đánh cờ, mẹo tư duy; nên ngủ đủ 7- 8 tiếng/ngày và hạn chế căng thẳng; đi ngủ cần tắt điện thoại, máy tính, phòng ngủ không để nhiều sách vở; tắm nước ấm; thư giãn; không lạm dụng trà, cà phê…

Trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, nên giảm các đồ ăn, thức uống có nhiều tinh bột, đường (gạo, bánh, kẹo..), thức ăn chứa nhiều chất béo từ mỡ, thịt, phủ tạng động vật, món chiên, xào…. nên ăn nhiều rau và trái cây; ăn đầy đủ 3 bữa, không ăn quá no, không ăn những thức ăn khó tiêu vì dễ gây rối loạn tiêu hóa…

Gần đây, xu hướng sử dụng các chất chống gốc tự do thiên nhiên ngày càng được lựa chọn để bảo vệ não.

Đi sâu vào nghiên cứu bằng công nghệ sinh học phân tử hiện đại, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene rất giàu có trong Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ).

Nhờ đặc tính trọng lượng phân tử thấp, hai hoạt chất này ưu việt hơn các chất chống gốc tự do khác vì dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, vừa kích hoạt các men chống gốc tự do có trong cơ thể vừa trực tiếp trung hòa các gốc tự do trong mọi ngóc ngách của não. Từ đó, hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene giúp tăng cường các kết nối, tái tạo và dẫn truyền tế bào thần kinh để hoạt động ghi nhớ, tư duy ở não diễn ra mạch lạc. Đặc biệt là quá trình sao lưu trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn, giúp sĩ tử tiếp thu bài chắc, “đóng đinh” kiến thức vào bộ nhớ.

Tinh chất Blueberry còn giúp tăng cường oxy và các dưỡng chất cho não, phục hồi nhịp sinh học bình thường cho giấc ngủ, giúp sĩ tử ngủ ngon và duy trì tinh thần thoải mái.

{keywords}

Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTIV giúp chống gốc tự do, tăng cường dưỡng chất cho não, giúp ghi nhớ tốt

Xem video Tinh chất Blueberry giúp chống gốc tự do, cải thiện trí nhớ giúp sĩ tử ôn thi hiệu quả:

Bình Minh